Thuật ngữ Workshop chắc bạn cũng đã từng nghe qua. Vậy bạn có thực sự định nghĩa được khái niệm WorkShop là gì không? Một buổi Workshop cần có những yếu tố nào để thành công? Hãy cùng Cafe Kinh Doanh đi tìm đáp án nhé!
Toc
WorkShop là gì?
Ở Việt Nam, Workshop được hiểu nôm na là một buổi chia sẻ kiến thức, training phương pháp hay kỹ năng làm việc của bất kỳ một lĩnh vực nào, trong đó người diễn giả thường là chuyên gia hay người có kỹ năng cao trong lĩnh vực chủ đề của buổi workshop và được gọi là Speaker.
Các buổi Workshop thông thường sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tiếng với 2 hoạt đông chính là: câu chuyện và chia sẻ của khách mời và phần 2 là Q&A hỏi và đáp. Với các buổi Workshop thì không có giới hạn về lượng thành viên tham gia, điều này thuộc kế hoạch của Ban Tổ Chức bởi nhiều hay ít người tham gia còn tùy vào nội dung và không gian.
Workshop ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, Workshop được tổ chức ngày một nhiều và rất đa dạng về nội dung và cách tổ chức. Tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực như: Y tế, làm đẹp, dạy con, chăm con, Marketing,…. đều có thể làm Workshop.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/1081/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1121/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1352/
Workshop hiện nay được tận dung như một chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp, nhãn hàng thay vì chỉ đơn thuần là chia sẻ kiến thức chuyên ngành. Từ một buổi Workshop có thể chia sẻ những kiến thức cho một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, lắng nghe câu hỏi của họ và từ đó đưa ra giải pháp kèm theo đó là PR sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đang cung cấp.
Các yếu tố để Workshop mang lại hiệu quả cao nhất
Một Workshop thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích như: thúc đẩy sự tin tưởng đối với khách hàng & đối tác, trau dồi thêm được sự hiểu biết hay quan hệ khách hàng tốt hơn từ đó mang lại nhiều giá trị đối với doanh nghiệp.
Để điều phối được một Workshop tốt cần người có nhiều kinh nghiệm, tư tưởng trung lập và khả năng thuyết trình tốt.
Để có 1 Workshop thành công thì cần các yếu tố sau:
- Người tham dự đại diện cho các bên liên quan
- Mục tiêu của Workshop được rõ ràng
- Xác định cách tương tác với khán giả
- Xác định rõ các sản phẩm đầu ra
Ngoài ra, quan trọng không kém đó là có một người điều phối có khả năng dẫn dắt tốt. Một buổi Workshop củng cố được sự tin tường, tạo mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau, độ tương tác cao giữa người điều phối với các bên liên quan thì sẽ được coi là một buổi Workshop thành công.
Chuẩn bị cho workshop
Khi chuẩn bị một workshop thì các business analyst cần chuẩn bị:
- Xác định rõ ràng mục đích của workshop và kết quả đầu ra
- Xác định các bên liên quan cần tham gia
- Xác định người điều phối và người ghi chép
- Tạo ra một chương trình nghị sự – agenda
- Xác định phương thức để ghi lại, nắm bắt kết quả đầu ra
- Lên kế hoạch cho phiên làm việc và mời các đối tượng liên quan tham dự
- Sắp xếp phòng ốc, máy chiếu, trang thiết bị cần thiết khác cho phiên làm việc
- Gởi chương trình nghị sự hoặc các kịch bản (nếu có) để người tham dự chuẩn bị và tăng năng suất lao động ở meeting
- Nếu thích hợp thì tiến hành phỏng vấn trước workshop với các đối tượng tham dự
Khâu chuẩn bị tốt sẽ tạo điều kiện tối đa cho việc tiến hành workshop thành công. Vì lý do gì đó mà khâu chuẩn bị không làm tốt thì các nhà phân tích kinh doanh sẽ không nhận được kết quả đầu ra như kỳ vọng.
Theo: Cafe Kinh Doanh
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2169/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2420/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2377/