Vốn chủ sở hữu hay còn có tên gọi khác Equity là cụm từ quen thuộc trong cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp.
Toc
Đây là một loại vốn bắt buộc mà doanh nghiệp cần phải có ngay từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Các yếu tố nào cấu thành và làm thế nào để tính được Equity của một doanh nghiệp? Cùng dành thời gian theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Định nghĩa vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu (tiếng anh là Equity) là phần khác của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.
Là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ công ty, các thành viên trong tổ chức liên doanh hoặc các cổ đông trong đơn vị cổ phần. Hay nói cách khác, các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.
Nó được thể hiện chi tiết trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Equity bao gồm những gì?
Equity được thể hiện chi tiết trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thường bao gồm các giá trị sau:
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2281/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2708/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2301/
Vốn cổ phần
Vốn cổ phần hay còn gọi là vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp. Đây là số vốn góp thực tế của cổ đông, được quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Theo quy định, đối với CTCP, số vốn góp sẽ được ghi lại và xác nhận theo mệnh giá cổ phiếu.
Thặng dư vốn cổ phần là số tiền công ty thu được từ chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.
Lợi nhuận từ các khoản kinh doanh
Bao gồm rất nhiều loại quỹ khác nhau như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,… Các quỹ này được doanh nghiệp trích lập để dùng cho những mục tiêu không giống nhau như đề phòng, hoặc cho hoạt động đầu tư. Nguồn được lấy từ nguồn lợi nhuận trong năm.
Chênh lệch định giá tài sản
- Chênh lệch định giá lại tài sản: Phản ánh số chênh lệch do định giá lại tài sản hiện có của tổ chức. Tài sản định giá lại chủ yếu là bất động sản đầu tư, hay thậm chí là Hàng tồn kho…
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Chênh lệch tỷ giá hối đoái thường phát sinh trong một số trường hợp thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán phát sinh bằng ngoại tệ.
Nguồn khác
Vốn chủ sở hữu có thể bao gồm một số nguồn khác như cổ phiếu quỹ. Đây là loại cổ phiếu được công ty cổ phần phát hành và được chính công ty phát hành mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp.. Giá trị này bao gồm giá cổ phiếu tại thời điểm mua lại và toàn bộ các chi phí ảnh hưởng.
Công thức tính
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – nợ phải trả
Trong đó, tổng tài sản bao gồm đất đai, nhà cửa, vốn, hàng hóa, hàng tồn kho và các khoản thu nhập khác. Nợ phải trả là số tiền vay để kinh doanh và các chi phí khác.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2444/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1340/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2318/
Ví dụ: Tổng tài sản của doanh nghiệp là 15 tỷ đồng, số nợ phải trả của doanh nghiệp là 5,5 tỷ đồng. Vậy VCSH của doanh nghiệp là 9,5 tỷ đồng.
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một khoảng thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…
Sự khác biệt cơ bản là vốn điều lệ chỉ ghi con số có tính chất đăng ký. Còn vốn chủ sở hữu, qua quá trình vận hành của doanh nghiệp, các khoản lãi/lỗ có thể làm thay đổi phần lãi giữ lại, khiến cho VCSH trên thực tế thay đổi.
Nguyên tắc kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu.
Theo: Cafe Kinh Doanh