Influencer là gì ? Câu hỏi này đã xuất phát kể từ khi mạng xã hội dần hình thành và phát triển với tốc độ chóng mặt. Tỷ lệ thuận với sự phát triển đấy, cộng đồng influencer cũng ngày càng mở rộng nên thật khó để mà không biết đến định nghĩa cơ bản của influencer là gì. Cùng Cafe Kinh doanh tìm hiểu kỹ hơn về influencer là gì và các thông tin liên quan dưới đây
Toc
- 1. Influencer là gì?
- 2. Influencer Marketing là gì?
- 3. Phân loại các dạng Influencer tại Việt Nam
- 4. Related articles 01:
- 5. Một số tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì?
- 6. Yếu tố trở thành một influencer là gì
- 7. Cách trở thành Influencer chuyên nghiệp
- 8. Related articles 02:
- 9. Tại sao Influencer là một trong những nghề “hot” nhất hiện nay?
- 10. FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Influencer là gì?
Influencer là gì?
Influencer là một người có khả năng ảnh hưởng đến sự quan tâm của mọi người trên mạng xã hội hoặc truyền thông, thường qua việc chia sẻ nội dung trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok và các kênh khác.
Influencer có thể là một người nổi tiếng, một người có khả năng giải trí hoặc một người chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào đó, và họ có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lượt xem và tiếp cận khách hàng mới thông qua việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến người xem.
Ngoài ra còn có Influencer marketing và Micro Marketing. Influencer marketing là một loại chiến lược marketing sử dụng các influencer để giúp doanh nghiệp tiếp cận và ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng.
Doanh nghiệp sẽ hợp tác với các influencer để chia sẻ nội dung quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến người xem. Mục đích của influencer marketing là giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu.
Micro influencer là một loại influencer có số lượng theo dõi trên mạng xã hội ít hơn so với các influencer lớn, nhưng họ vẫn có khả năng ảnh hưởng đến một nhóm khách hàng tiềm năng rõ ràng hơn và có thể.
Phân biệt Influencer và KOL
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa Influencer và KOL trong thời kỳ hiện nay. Mặc dù giữa 2 khái niệm này có những điểm tương đồng, tuy nhiên dưới đây là bảng so sánh để bạn đọc nắm được sự khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm trên.
KOL | Influencer | |
---|---|---|
Khái niệm | Là những người có kiến thức chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó. | Là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn hoạt động nhiều trên các nền tảng mạng xã hội |
Mức độ ảnh hưởng | KOL có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định | Mức độ ảnh hưởng là không giới hạn, họ có thể ảnh hưởng lớn tới công chúng hoặc một nhóm đối tượng khách hàng nhất định có quy mô lớn |
Lượng người theo dõi | KOL có lượng người theo dõi từ 10.000 – 1.000.000 người | Influencer có lượng người theo dõi có thể lớn hơn 1.000.000 |
Mức độ tương tác | Các bài đăng của KOL dễ dàng nhận biết là các bài viết mang tính chuyên môn. Mức độ tương tác rất hạn chế. | Tính tương tác cao nhờ đa số hoạt động chia sẻ là các hoạt động thường nhật có tính gần gũi và gắn kết với người hâm mộ (Fan). |
Đặc điểm công việc | KOL sẽ dành thời gian để tập trung vào lĩnh vực chuyên môn và chia sẻ kiến thức. | Influencer sẽ tập trung sáng tạo nội dung, quay dựng video để truyền tải thông điệp, xây dựng hình ảnh của họ, hoặc quảng bá sản phẩm/dịch vụ. |
Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing là hình thức tiếp thị bằng cách sử dụng sức ảnh hưởng của người trong xã hội để truyền tải thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu. Thay vì quảng cáo trực tiếp, việc sử dụng hình thức Influencer Marketing sẽ là việc làm truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ có thể lan tỏa thông điệp tích cực qua các trang mạng xã hội của họ. Nội dung thông điệp có thể là do người ảnh hưởng tự viết hoặc cũng có thể được biên soạn từ trước.
Cho dù doanh nghiệp đó có quy mô như thế nào đi nữa thì việc khai thác sức mạnh của Influencer Marketing cũng vô cùng cần thiết. Người ảnh hưởng không chỉ mang sản phẩm gần hơn tới khách hàng mà nó còn gia tăng độ tin tưởng của người dùng đối với sản phẩm. Hơn nữa đối với những sản phẩm hay nhãn hiệu mới thì việc sử dụng người ảnh hưởng trong chiến dịch Marketing còn giúp cho doanh nghiệp đạt kết quả cao trong việc tiếp cận cũng như gây được sự chú ý đến công chúng trong thời gian sớm nhất.
Phân loại các dạng Influencer tại Việt Nam
Khi influencer marketing càng phổ biến thì việc đánh giá và lựa chọn đối tác influencer phù hợp với mục tiêu của từng chiến dịch marketing cũng trở nên phức tạp hơn và tốn nhiều thời gian hơn. Việc hiểu được những khái niệm cơ bản về influencer là gì và cách phân loại influencer sẽ giúp chúng ta tìm kiếm được các influencer phù hợp, tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả tối ưu cho chiến dịch marketing. Sau đây là những cách phân loại Influencers phổ biến hiện nay:
Phân theo số lượng người theo dõi:
Với cách phân loại này, các influencers sẽ chia làm 4 nhóm chính, được phân loại dựa theo số lượng người theo dõi (followers) trên các nền tảng social media. Bao gồm:
- Nano Influencers: Từ 1.000 đến dưới 10.000 người theo dõi.
- Micro Influencers: Từ 10.000 đến dưới 100.000 người theo dõi.
- Macro Influencers: Từ 100.000 đến dưới 1 triệu người theo dõi.
- Mega Influencers: Từ 1 triệu người theo dõi trở lên.
Phân theo định dạng nội dung cung cấp của Influencers
Mỗi ngày có hàng triệu nội dung với đủ mọi chủ đề khác nhau được sản xuất, tuy nhiên hầu hết những content này lại đều xoay quanh các định dạng chủ yếu là các bài viết blog, video, Podcast, các bài đăng trên mạng xã hội, … chính vì vậy Influencers cũng được phân loại theo những loại định dạng nội dung này như các Bloggers, Podcasted, Vlogger, …
Phân theo mức độ ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng thể hiện tầm ảnh hưởng của một influencer trong cộng đồng. Có 2 mức độ ảnh hưởng được phân loại chính đối với influencer là Celeb và KOL.
Celebrities:
Là những người nổi tiếng được nhiều người biết đến và thu hút sự chú ý của truyền thông. Các Celebs thường là diễn viên, ca sĩ, MC, … hoạt động trong các lĩnh vực như nghệ thuật, giải trí và thể thao, … Sự nổi tiếng của Celeb dựa trên mức độ nổi tiếng của họ ở mỗi quốc gia hoặc tầm cỡ quốc tế, độ nổi tiếng sẽ tỉ lệ thuận với thu nhập mà họ kiếm được.
Có thể lấy ví dụ về tài khoản Instagram sở hữu 409 triệu người theo dõi của danh thủ Cristiano Ronaldo, chỉ với một bài post trên nền tảng mạng xã hội này, anh ta đã kiếm về được số tiền lên tới 1,6 triệu USD (hơn 36,8 tỷ VNĐ)
KOL (Key Opinion Leaders):
Điểm giống nhau giữa KOL và Influencer là cả hai đều là những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng, tuy nhiên khác biệt chính giữa KOL và influencer là các influencers hoạt chủ yếu trên mạng xã hội còn các KOLs là những người có sự hiểu biết và kiến thức chuyên môn cao, có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực hoặc ngành nghề mà họ hoạt động ở trên nhiều nền tảng chứ không chỉ trên mạng xã hội.
Những đánh giá và thông tin mà họ cung cấp đều mang độ uy tín và được đánh giá cao trong lĩnh vực của họ. Chính vì sở hữu những kiến thức chuyên môn cao trong ngành nên một KOL có thể được xem như là một influencer khi họ tương tác thường xuyên trên mạng xã hội, nhưng một Influencer thì chưa hẳn được gọi là KOL.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/1081/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2442/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2283/
Một số tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì?
Do sự bùng nổ của mạng xã hội, Influencer được xem là một ngành công nghiệp bùng nổ với số lượng Influencer tăng nhanh chóng mặt, khiến việc tìm ra gương mặt phù hợp đối với thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. Dưới đây cùng tìm hiểu xem 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì trên mạng xã hội nhé:
Reach (Độ phủ): được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.
Relevance (Sự liên quan): mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
- Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
- Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm - Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
Nhiều brand ambassador (đại sứ thương hiệu) khi nhắc đến có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.
Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference): mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.
Ví dụ: Bài đăng chia sẻ trải nghiệm khi dùng son (swatch son) của beauty bloggers là dạng nội dung thu hút vô cùng lớn, khiến mọi người hào hứng chia sẻ trải nghiệm đối với dòng son đó, đồng thời nói về những nhãn hiệu khác hoặc hỏi thêm nhiều thông tin hơn về đặc điểm sản phẩm (màu sắc, chất son). Lý do là vì nó phù hợp với nhu cầu của phần lớn nữ giới (sở hữu nhiều loại son khác nhau), mang tính chất tham khảo tự nhiên, giúp người xem cân nhắc và lựa chọn. Một bài đăng trực tiếp trên fanpage của thương hiệu thường không nhận được nhiều phản hồi như thế.
Sentiment (chỉ số cảm xúc): là nhân tố cực kì quan trọng mà marketer cần lưu ý. Cụ thể, việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho target audience (cộng đồng mục tiêu sẽ tác động mạnh mẽ) đến brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của người tiêu dùng. Điển hình là scandal cá nhân của Hồ Ngọc Hà đã dẫn đến sự tẩy chay hàng loạt các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh mà ca sĩ này làm đại diện từ phía những bà mẹ trẻ – target audience của mặt hàng này. Ngược lại là trường hợp của MC Phan Anh với hastag “Đừng im lặng” kêu gọi mọi người hành động tích cực và quyết liệt hơn trước những việc làm sai trái. Các chiến dịch có sự tham gia của anh đều được ủng hộ nhiệt tình.
Yếu tố trở thành một influencer là gì
Để được xem là một influencer, một người cần có một số yếu tố sau:
Số lượng người theo dõi: Một influencer thường có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội, và số lượng này càng lớn thì khả năng ảnh hưởng của họ càng lớn.
Độ tin cậy: Một influencer có thể được người xem tin tưởng và luôn theo dõi nội dung của họ, vì họ được coi là nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy.
Khả năng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm: Một influencer có khả năng gây ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người xem, và họ có thể khiến người xem muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đề cập đến.
Nội dung chất lượng: Nội dung của một influencer có thể bao gồm các thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ giới thiệu, cũng như các nội dung khác như video, bài viết, hình ảnh, live stream và các loại nội dung khác. Nội dung của influencer thường được chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok và các kênh khác. Nội dung của influencer thường được làm bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ việc tạo nội dung như camera, máy quay video, phần mềm chỉnh sửa hình ảnh và video.
Cách trở thành Influencer chuyên nghiệp
Nếu bạn cảm thấy mình có tài năng và đam mê ở một lĩnh vực nào đó và muốn trở thành một Influencer thì hãy quyết tâm và kiên trì theo đuổi, bắt đầu từ những bước sau đây.
Xác định điểm mạnh của bản thân
Hãy lấy giấy bút và ghi ra tất cả những điểm mạnh của bản thân, những điều mà bạn tin mình có thể làm tốt và phát triển trong tương lai. Sau đó xác định một lĩnh vực mà bạn cảm thấy đam mê và có khả năng phát triển nhất để tập trung theo đuổi nhé!
Chọn nhóm đối tượng mục tiêu
Sau khi xác định được con đường mình sẽ theo đuổi ở lĩnh vực nào thì bạn cần tìm hiểu đối tượng quan tâm đến lĩnh vực đó là ai. Bởi vì nội dung bạn tạo ra dù ở hình thức video content, blog, bài post đều phải nhắm đến đối tượng mục tiêu đó.
Lựa chọn kênh truyền thông xã hội phù hợp
Mỗi kênh truyền thông sẽ có những ưu nhược điểm riêng và sẽ phù hợp với từng lĩnh vực. Nếu bạn muốn làm photographer chuyên nghiệp thì nên dùng Instagram – mạng xã hội chia sẻ hình ảnh. Hoặc chọn Tik Tok nếu bạn đi theo hướng sáng tạo video ngắn.
Lên chiến lược phát triển sự nghiệp
Để phát triển lâu dài và bền vững, bạn cần lên một kế hoạch và chiến lược cho bản thân. Có thể lên kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cùng các mục tiêu cụ thể đặt ra để đo lường hiệu quả công việc.
Đầu tư thời gian, chất xám và công sức
Bất kể Influencer nào mà bạn biết, để thành công thì họ đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức, tiền bạc. Vì vậy, nếu muốn nội dung bạn tạo ra thật chất lượng, đem lại lợi ích cho cộng đồng thì hãy cố gắng đầu tư thật nghiêm túc, nhất là giai đoạn đầu các bạn nhé!
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2423/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/739/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/449/
Thường xuyên tương tác với followers
Sau khi xây dựng kênh thì bạn nên giữ tương tác với đối tượng mục tiêu của mình. Hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội, bạn có nhiều hình thức để tương tác với mọi người như livestream, trả lời trên story, bình luận trên bài post,… Hãy tận dụng nó để bạn trở nên gần gũi hơn với người theo dõi mình.
Không ngừng sáng tạo và đổi mới nội dung
Hãy nhớ rằng ngoài bạn ra thì ngoài kia còn có rất nhiều người cũng đang nuôi ước mơ trở thành Influencer. Họ cũng đầu tư chất xám cho nội dung của mình để thu hút mọi người. Vì vậy, bạn phải không ngừng cố gắng sáng tạo và sản xuất nội dung mới lạ, độc đáo để cạnh tranh cũng như trở nên nổi bật nhất nhé!
Tạo sự gắn kết cộng đồng các Influencer
Các mối quan hệ tốt với các Influencer khác sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự quan tâm và theo dõi hơn. Những người theo dõi của người này sẽ biết đến bạn một cách nhanh chóng. Đây là cơ hội bạn nên nắm bắt nếu có thể tạo được mối quan hệ tốt với các Influencer nổi tiếng khác.
Tại sao Influencer là một trong những nghề “hot” nhất hiện nay?
Influencer không chỉ là một nghề xu hướng mà chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về tiềm năng phát triển của nghề influencer thì sau đây là những lý do khiến bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay này:
– Mức thu nhập nghề influencer là từ cao tới rất cao so với mặt bằng chung: Theo khảo sát riêng của thị trường KOL Việt, mức thu nhập của một influencer mới vào nghề cũng đã dao động từ 10 tới 70 triệu mỗi tháng, còn đối với những KOLs lâu năm trong nghề thì mức thu nhập sẽ khủng hơn rất nhiều có thể lên tới 9 hay 10 con số mỗi tháng.
– Thời gian làm việc chủ động và linh hoạt, không bị giới hạn không gian làm việc: Đặc thù của influencer marketing là chạy chiến dịch quảng cáo và PR theo từng dự án nên các influencers cũng sẽ luôn có thể chủ động và linh hoạt trong việc thu xếp thời gian làm việc cho từng dự án. Bên cạnh đó, mỗi một dự án có thể là một địa điểm khác nhau nên công việc cũng không bị giới hạn gò bó trong một không gian làm việc nhất định.
– Cơ hội được trở thành người nổi tiếng, và nhiều người biết đến: Influencer là những người có lượng fan theo dõi và yêu thích nhất định nên cơ hội để trở nên nổi tiếng hơn, nhiều người biết tới hơn là điều hoàn toàn có thể.
– Cơ hội tiếp xúc với nhiều nhãn hàng lớn, nhiều người nổi tiếng qua các dự án: Các influencers sở hữu lượng fan đông đảo và có mức độ ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng nên sẽ được các doanh nghiệp ưu tiên hợp tác, nhiều trong số đó là các công ty lớn, các tập đoàn hoặc những nhãn hàng nổi tiếng. Bên cạnh đó là cơ hội được hợp tác làm việc cùng những người nổi tiếng khác trong các dự án quảng cáo.
Influencer là nghề có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai: Như đã nói, influencer là nghề đang có nhu cầu rất lớn trong xã hội, đã đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Influencer là gì?
Famous Influencer là gì?
Famous Influencer là những người có ảnh hưởng nổi tiếng, những người được nhiều người biết đến và có sức ảnh hưởng lớn đến một nhóm đối tượng lớn đối tượng mục tiêu.
Chính là những Influencer trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, hay Instagram. Thay vì những người này xuất hiện và được biết đến thông qua các kênh truyền thông đại chúng khác, họ chỉ có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Virtual Influencer là gì?
Virtual Influencer hay Digital Influencer là những người có ảnh hưởng ảo.
Thay vì sử dụng những người có ảnh hưởng là những người thật nào đó, thương hiệu có thể sử dụng những người có ảnh hưởng được tạo ra trên môi trường kỹ thuật số dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI).
Think Influencer là gì?
Think-Influencers là những người có ảnh hưởng có chuyên môn. Khác với những người có ảnh hưởng thông thường dựa trên chủ yếu các kỹ năng mềm hay nội dung giải trí, các Think-Influencers đi kèm với các năng lực cứng cụ thể. Họ là những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Influencer Associate là gì?
Là khái niệm mô tả cách các thương hiệu liên kết hay hợp tác (Association) với những người có ảnh hưởng (Influencer) với mục tiêu chủ yếu là xây dựng thương hiệu và bán hàng.
Influencer Marketing Agency là gì?
Influencer marketing agency là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến influencer marketing chẳng hạn như booking những người có ảnh hưởng (influencer), lên chiến lược tiếp cận và chạy các chiến dịch influencer marketing, và hơn thế nữa.
Có thể thấy, nghề Influencer là một ngành nghề khá mới mẻ, tuy nhiên đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Đối với bản thân các influencers, đây là một ngành nghề năng động, có mức thu nhập cao, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho sự hào nhoáng và nổi tiếng cho họ. Còn đối với doanh nghiệp, việc kết hợp influencer marketing cùng với content ấn tượng, branding thu hút, sự lan tỏa mạnh mẽ của các nền tảng social media, … sẽ là chìa khóa vàng giúp khai mở sự phát triển của thương hiệu và tăng doanh số bán hàng, đem lại hiệu quả tối ưu cho chiến dịch marketing.