Trong hoạt động kinh doanh bạn rất hay bắt gặp thuật ngữ chiết khấu thanh toán. Vậy chiết khấu thanh toán là gì? Cách hạch toán chiết khấu thanh toán như thế nào? Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại có gì khác biệt? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Toc
Chiết khấu thanh toán là gì?
Chiết khấu thanh toán là một khoản giảm giá hoặc giảm giá mà người bán cung cấp cho khách hàng nếu họ thanh toán hóa đơn hoặc đơn hàng trước thời hạn được quy định. Khi khách hàng thanh toán nhanh hơn thời hạn được quy định, công ty sẽ cung cấp một khoản chiết khấu cho khách hàng. Khoản chiết khấu này thường được tính dưới dạng một phần trăm của tổng giá trị đơn hàng hoặc hóa đơn.
Dạng chiết khấu được sử dụng như một cách để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hơn, giảm thiểu chi phí cho công ty và cải thiện dòng tiền của công ty.
- Chiết khấu thanh toán không liên quan gì tới hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa bên mua và bên bán vì vậy không thể ghi giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn được.
Trường hợp chiết khấu thanh toán chi trả cho cá nhân có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Đối với cá nhân mua về để tiêu dùng, không thực hiện bán lại: Căn cứ vào khoản 1, Điều 2, Luật 71/2014/QH13 thì khoản chiết khấu thanh toán cá nhân được nhận không thuộc thu nhập từ kinh doanh và không thuộc diện chịu thuế TNCN
- Trường hợp cá nhân là đại lý kinh kinh doanh hàng hóa
Cá nhân là đại lý bán hàng hóa nếu nhận được khoản chiết khấu thanh toán thì sẽ thuộc thu nhập tính thuế TNCN
Đối với công ty thực hiện chi trả khoản chiết khấu thanh toán cho các cá nhân thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân và theo tờ khai thuế mẫu 01/CNKD được ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính
Công ty thực hiện nộp hồ sơ khai thuế cho cá nhận tại địa chỉ Chi cục thuế nơi mà Công ty đặt trụ sở chính. Trên hồ sơ tính thuế và chứng từ thu thuế vẫn ghi người nộp thuế là cá nhân kinh doanh
⇒ Như vậy các khoản chiết khấu thanh toán sẽ không ghi giảm trên hóa đơn. Quy định khoản chiết khấu này tương đương với chi phí lãi vay và thu nhập tài chính áp dụng với lãi xuất đi vay nên cân nhắc khi tính vào chi phí bán hàng.
Ví dụ về chiết khấu thanh toán như sau:
Một công ty sản xuất và bán các sản phẩm điện tử có một khách hàng đặt hàng số lượng lớn sản phẩm trị giá 10.000 USD. Trong hợp đồng, công ty quy định thời hạn thanh toán là 30 ngày. Tuy nhiên, nếu khách hàng thanh toán đầy đủ hóa đơn trong vòng 7 ngày, công ty sẽ cung cấp cho khách hàng một chiết khấu thanh toán là 2% trên tổng giá trị hóa đơn.
Tức là nếu khách hàng thanh toán đầy đủ hoá đơn trong vòng 7 ngày, họ sẽ được chiết khấu 2% trên tổng giá trị hóa đơn, tức là 200 USD. Việc thanh toán nhanh hơn giúp khách hàng tiết kiệm được 200 USD và giúp công ty cải thiện dòng tiền của mình.
Cách hạch toán chiết khấu thanh toán
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, cách hạch toán các khoản chiết khấu sẽ được ghi nhận như sau
Trường hợp làm chiết khấu thanh toán cho người bán
Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Căn cứ vào phiếu thu, chi 2 bên hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:
- Bên bán: Căn cứ vào phiếu chi hạch toán như sau:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/643/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/386/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1258/
Có TK 131: (bù trừ luôn vào khoản phải thu)
Có TK111, 112: (tiền mặt hoặc chuyển khoản)
- Hạch toán chiết khấu thanh toán với bên mua như sau
Nợ TK 331 áp dụng với trường hợp giảm trừ công nợ
Nợ TK 111, 112: (tiền mặt hoặc chuyển khoản)
Có TK 515: ( ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính)
Ví dụ thực tế: Công ty xuất khẩu hàng hoá A xuất hàng bán cho công ty B hàng hóa với tổng giá trị thanh toán là 150.000.000 triệu, ghi nhận thanh toán bằng chuyển khoản. Khách hàng thanh toán sớm được chiết khấu 1,5% .Công ty xuất khẩu hàng hoá A thực hiện hach toán chiết khấu thanh toán bằng tiền mặt.
Hach toán chiết khấu thanh toán
TH1: Với bên bán
Phản ánh tài khoản chiết khấu thanh toán 1,5% như sau:
Nợ TK 635: 1,5% x 150.000.000 = 2.250.000 đồng
Có TK 111: 1,5% x 150.000.000 = 2.250.000 đồng
TH2: Hạch toán với bên mua
Nợ TK 111: 2.250.000 đồng
Có TK 515: 2.250.000đồng
Phân biệt chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại
Cả chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại đều là những khoản giảm giá nhưng có những khác biệt về khách hàng, thời gian cung cấp chiết khấu, tính chất, xuất hoá đơn… Cụ thể:
Đối tượng khách hàng:
- Chiết khấu thanh toán: Được cung cấp cho khách hàng nếu họ thanh toán hóa đơn hoặc đơn hàng trước thời hạn được quy định.
- Chiết khấu thương mại: Được cung cấp cho khách hàng nếu họ mua hàng với số lượng hoặc giá trị đạt mức quy định.
Thời gian cung cấp chiết khấu:
- Chiết khấu thanh toán: Được cung cấp ngay sau khi khách hàng thanh toán hóa đơn hoặc đơn hàng trước thời hạn quy định.
Ví dụ: Khách hàng A đã đăng ký sử dụng phần mền bán hàng Kiot với gói sử dụng 3 năm. Hai bên thỏa thuận nếu Khách hàng A thanh toán 1 lần toàn bộ số tiền trên tại ngày ký kết sẽ được nhận chiết khấu là 4%.
- Chiết khấu thương mại: Được cung cấp sau khi khách hàng mua hàng với số lượng hoặc giá trị đạt mức quy định.
Ví dụ: Ví dụ: Khách hàng A đăng ký sử dụng phần mềm bán hàng Kiot với giá gói 1 năm là 1 triệu đồng. Khi Khách hàng A đăng kí sử dụng phần mềm 3 năm thì giá sẽ được giảm là 750.000 cho 1 năm.
Mục đích cung cấp chiết khấu:
- Chiết khấu thanh toán: Nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hơn, giảm thiểu chi phí cho công ty và cải thiện dòng tiền của công ty.
- Chiết khấu thương mại: Nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng hoặc giá trị lớn hơn, giúp công ty tăng doanh số bán hàng.
Tính chất:
- Chiết khấu thanh toán: Thường là một khoản chiết khấu tạm thời và có tính chất tạm thời trong báo cáo tài chính, không làm giảm doanh thu ghi nhận.
- Chiết khấu thương mại: Thường là một khoản chiết khấu vĩnh viễn và có tính chất lâu dài trong báo cáo tài chính, làm giảm doanh thu ghi nhận.
Tác động đến tài khoản thuế:
Chiết khấu thanh toán:
- Bên bán: ghi nhận như khoản chi phí tài chính
- Bên mua: Là doanh thu hoạt động tài chính
=> Giảm thuế TNDN của bên bán và tăng thuế TNDN của bên mua so với việc không có chiết khấu thanh toán.
Chiết khấu thương mại:
- Bên bán: giá bán là giá sau chiết khấu thương mại. Vì vậy giảm thuế GTGT đầu ra, giảm thuế TNDN phải nộp.
- Bên mua: giảm trừ trực tiếp trên hoá đơn, giá trị hàng hoá dịch vụ và thuế GTGT đầu vào của bên mua.
Xuất hoá đơn:
- Chiết khấu thanh toán: Không được trừ vào giá trị hoá đơn.
- Chiết khấu thương mại: Xuất hoá đơn với giá trị đã trừ chiết khấu thương mại.
Ví dụ về chiết khấu thanh toán
Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể để bạn hiểu hơn về chiết khấu thanh toán nhé:
Ví dụ 1:
Công ty A bán hàng cho khách hàng B với giá trị hóa đơn là 10 triệu đồng và thời hạn thanh toán là 30 ngày. Tuy nhiên, nếu khách hàng B thanh toán trước 7 ngày đầu tiên sau khi mua hàng, công ty A sẽ cung cấp chiết khấu thanh toán cho khách hàng B với tỷ lệ là 2%.
Nếu khách hàng B thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn, họ sẽ được giảm giá 2% x 10 triệu đồng, tương đương với 200 nghìn đồng. Sau đó, công ty A sẽ phải hạch toán việc cung cấp chiết khấu thanh toán trong sổ sách kế toán của mình.
Ví dụ 2:
Ví dụ: Doanh nghiệp A mua 100 kệ gỗ của xưởng B với giá 100.000 đồng/cái, tổng tiền phải thanh toán là 10 triệu đồng, được trả chậm trong vòng 30 ngày. Hai bên thỏa thuận, nếu doanh nghiệp A thanh toán 100% tiền trước ngày thứ 15 thì sẽ được nhận chiết khấu 3% là 3% x 10.000.000 = 300.000 đồng.
Trên đây là bài tổng hợp về chiết khấu thanh toán, cách hạch toán chiết khấu thanh toán và sự khác biệt giữa chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn và nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ cho chúng mình nhé.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/1218/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/909/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2162/