Giá vốn hàng bán được biết là một khoản chi phí lớn nhất của một doanh nghiệp. Vậy định nghĩa giá vốn là gì và cách tính theo công thức nào là chuẩn và chính xác nhất?
Toc
Định nghĩa giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán là toàn bộ tổng các chi phí để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm. Giá vốn liên quan trực tiếp đến quá trình bán hàng gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp.
Giá vốn được hình thành và phân biệt ở nhiều giai đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm như:
- Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hoá hay gọi là giá trị mua thực tế.
- Với các công ty thương mại thì giá vốn là tổng chi phí để hàng có mặt tại kho bao gồm các chi phí như: giá mua từ nhà cung cấp, phí vận chuyển, VAT,…
- Với các công ty chuyên về sản xuất tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.
Giá vốn cũng thay đổi và phụ thuộc vào các quy định, hợp đồng với các bên cung cấp bởi một số công ty, nhà cung cấp sẽ tính tổng các chi phí như vận chuyển, bảo hiểm,…. vào giá bán hàng.
Có thể bạn quan tâm:
Cách tính giá vốn hàng bán chính xác
Mỗi doanh nghiệp, ngành sẽ có đặc thù khác nhau vì vậy cách tính giá vốn cũng sẽ có điểm khác nhau. Hiện nay trên thế giới có 3 cách tính giá vốn như sau:
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/1369/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2942/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1883/
Công thức tính giá vốn FIFO – Nhập trước xuất trước
Công thức tính giá vốn FIFO nhập trước thì xuất trước sẽ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng điện máy, có hạn sử dụng, máy tính, điện thoại. Đối với việc bán lẻ tạp hoá thì hiếm dùng vì tính toán dữ liệu phức tạp.
Công thức tính giá vốn LIFO – Nhập sau xuất trước
Cách tính giá vốn LIFO ngày nay ít khi được sử dụng, hiện tại chỉ còn 2 nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Mặc dù vậy, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) tại Mỹ lại phủ nhận vì cho rằng công thức tính giá vốn hàng bán như trên thiếu sự chính xác.
Một nhược điểm rất rõ ràng của cách tính này là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.
Công thức tính giá vốn Bình quân gia quyền
Công thức tính giá vốn này còn có tên gọi Bình quân Di Động, hay Bình Quân Liên Hoàn… Và hiện tại đây là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất ngày nay đang áp dụng.
Theo phương pháp tính giá vốn này, mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức:
MAC = ( A + B ) / C
Với :
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/1872/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1153/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1381/
MAC : Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
A : Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
B : Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
C : Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Với phương pháp tính giá vốn hàng bán này, cần đảm bảo thông tin số hàng tồn kho của bạn phải chính xác tuyệt đối. Bởi khi số lượng hàng tồn sai, sẽ dẫn đến cả tử số và mẫu số đều sai. Giá vốn bán hàng sai thì sẽ không thể tính lãi gộp và giá trị tồn kho đúng được.
Cách tính giá vốn thực tế theo phương pháp cân đối
Theo phương pháp cân đối, chúng ta sẽ tính trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số lượng còn lại cuối kỳ nhân với đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng sau đó dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.
Cuối cùng, giá vốn hàng bán là một trong những chi phí lớn nhất quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần nắm vững các yếu tố có thể hình thành giá vốn để quản lý được hiệu quả và chặt chẽ nhất.
Theo: Cafe Kinh Doanh