Quản trị rủi ro dần trở thành một công việc vô cùng cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong thời buổi thị trường kinh doanh ngày càng có tính cạnh tranh cao, khó khăn, rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Việc quản trị rủi ro nhằm phân tích, xác định trước các mối đe dọa, hiểm nguy có thể xảy ra để doanh nghiệp kịp thời có những biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác hại.
Toc
Vậy quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro thường được thực hiện bởi cấp quản lý, cấp lãnh đạo để xác định, nhận dạng tình huống, vấn đề, sự kiện có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai để kịp thời đưa ra biện pháp ngăn chặn, hạn chế mức độ rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ hội để thành công.
Các nội dung chính của quản trị rủi ro
- Xác định, nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro
- Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro
- Giảm thiểu tác động khi rủi ro xuất hiện
- Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công
Bài viết cùng chủ đề:
Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
- Quy mô của doanh nghiệp
- Năng lực của tổ chức
- Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp, tiềm ẩn nhiều hay ít rủi ro + Trình độ của cấp quản lý, cấp lãnh đạo.
Quá trình quản trị rủi ro diễn ra liên tục, từ nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro và tác động của chúng đến doanh nghiệp để có chính sách, biện pháp tối ưu nhất. Hiện nay, có một công cụ hỗ trợ chống lại tổn thất của rủi ro, bảo vệ doanh nghiệp đó là bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm sẽ hạn chế tổn thất của rủi ro có trong hợp đồng bảo hiểm.
Các bước trong quá trình quản trị rủi ro
Bước 1: Xây dựng bối cảnh
Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh hay môi trường kinh doanh. Trên cơ sở đó, rủi ro tiềm tàng sẽ được nhận diện và phân tích ở các bước sau. Vì vậy xây dựng được bối cảnh là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2423/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2146/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1857/
Bước 2: Xác định rủi ro
Đây là bước quyết định đến hiệu quả của quản trị rủi ro. Ở bước này, tất cả các rủi ro tiềm ẩn phải được phát hiện, nhận dạng để tiến hành phân tích, xử lý. Nếu như rủi ro không được xác định hết sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro. Rủi ro là những sự kiện không lường trước được có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Để nhận biết triệt để rủi ro, chúng ta cần nắm rõ, tìm hiểu rõ về doanh nghiệp, về phương thức hoạt động, vận hành, cơ cấu tổ chức và tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, dự án. Mỗi môi trường khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau, không thể áp rủi ro của doanh nghiệp này vào rủi ro của doanh nghiệp khác. Mỗi đơn vị có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau về nhân lực, pháp lý, kinh tế, quản lý vì vậy, các cấp lãnh đạo cần nắm rõ được tình hình của doanh nghiệp mình để phân tích đúng và đủ rủi ro, nếu không sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định được hết các rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp, chúng ta tiến hành đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro được xác định trên các tiêu chí sau: khả năng xảy ra dễ hay khó, trong quá khứ rủi ro đó đã xảy ra hay chưa, mức độ thiệt hại nếu xảy ra là như thế nào, thời điểm rủi ro đó có thể xảy ra, bộ phận nào sẽ là khởi nguồn của rủi ro. Rủi ro đều là những điều chưa xảy ra, để đánh giá được chúng đòi hỏi người quản trị phải có tầm nhìn rộng.
Đánh giá được rủi ro chúng ta sẽ sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên xử lý để tiến hành xử lý rủi ro.
Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm năng
Ưu tiên cho rủi ro có khả năng xảy ra cao và mức đột hiệt hại lớn để xử lý trước, chúng ta sẽ có các biện pháp xử lý như sau:
- Chuyển giao rủi ro (risk transfer): Theo phương pháp này rủi ro sẽ được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cho cá nhân, tổ chức khác (thường là các đơn vị bảo hiểm hay công cụ tài chính phái sinh). Phương pháp này làm giảm thiểu trách nhiệm hay thiệt hại của doanh nghiệp.
- Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là biện pháp mang hướng tiêu cực. Biện pháp này tức là bạn bỏ qua, dừng, loại bỏ hẳn tất cả vấn đề, dự án có tiềm ẩn rủi ro. Biện pháp này rất an toàn nhưng đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ đi cơ hội, lợi nhuận của mình. Kinh doanh nào cũng có rủi ro, và nếu áp dụng biện pháp này bạn sẽ mất đi hết cơ hội kinh doanh của mình. Biện pháp này chỉ nên áp dụng với rủi ro thiệt hại lớn, khả năng xảy ra cao.
- Duy trì rủi ro hay chấp nhận rủi ro: Tức là bạn xác định sẽ có thiệt hại trong dự án hay việc kinh doanh này. Nếu rủi ro không đáng kể và khả năng xảy ra thấp, bạn chấp nhận bạn chấp nhận chúng để thu được lợi nhuận, lợi ích cao hơn. Một số rủi ro doanh nghiệp không có biện pháp nào khác ngoài cách chấp nhận..
- Kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại: Với cách xử lý này, cấp quản lý phải liên tục đánh giá, có các biện pháp đối phó để kịp thời xử lý, hạn chế thiệt hại rủi ro gây ra.
Bước 5: Tạo kế hoạch quản trị rủi ro
Kế hoạch quản trị rủi ro cần được lên một cách chi tiết và cụ thể, sau khi được phê duyệt của các cấp lãnh đạo sẽ thông báo tới toàn thể nhân viên và bộ phận liên quan để thực hiện. Trong kế hoạch cần nêu rõ nhiệm vụ, vai trò của từng cá nhân, tập thể để thực hiện đúng và mang lại hiệu quả cho quản trị rủi ro.
Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro
Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên chúng ta tiến hành quản trị rủi ro theo kế hoạch đã vạch ra.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/1121/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1996/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2721/
7. Xem xét và đánh giá kế hoạch
Trong quá trình triển khai kế hoạch, cấp quản lý cần cập nhật tình hình thường xuyên để thay đánh giá, thay đổi kế hoạch phù hợp.
Trên đây là 7 bước quản trị rủi ro hiệu quả dành cho bạn. Doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với các rủi ro khác nhau, bình tĩnh nhận định tình hình và quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp của bạn luôn vững mạnh vượt qua, biến rủi ro thành cơ hội.
Theo: Cafe Kinh Doanh