Doanh thu là gì?- Khái niệm và ý nghĩa trong phân tích tài chính doanh nghiệp”

Ngày nay, mỗi nhà kinh doanh đều lấy doanh thu làm yếu tố tất yếu, nó đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Doanh thu là cái mà chúng ta hướng đến để nuôi lớn và phát triển doanh nghiệp. Khi biết được doanh thu bạn sẽ xác định được doanh nghiệp của bạn lỗ hay lãi. Sau đây cùng Cafekinhdoanh.net tìm hiểu doanh thu là gì.

Tìm hiểu chung về doanh thu là gì

Khái niệm doanh thu là gì?

Theo như chúng ta được hiểu, doanh thu là gì? Là toàn bộ số tiền thu được trong quá trình chúng ta kinh doanh, mua bán sản phẩm, trao đổi hàng hóa và cung cấp tất cả dịch vụ của doanh nghiệp. Mỗi doanh thu đều được xây dựng bản báo cáo cụ thể của từng bộ phận

Theo nghĩa của ngành kế toán, doanh thu là tổng các giá trị lợi ích kinh tế của công ty hay doanh nghiệp thu về được trong một kỳ hạn nhất định, đây là số tiền phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của công ty hay doanh nghiệp, từ đó góp phần tăng vốn hay phát triển công ty.

Về cơ bản, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm từ các khoản sau: các khoản liên quan đến thu nhập tài chính cụ thể như tiền lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, lãi từ việc đầu tư trái phiếu, tín phiếu và chiết khấu thanh toán mà các cá nhân hay tổ chức được nhận từ việc mua hàng, sử dụng dịch vụ,…

Khái niệm doanh thu là gì?
Khái niệm doanh thu là gì?

Cách tính doanh thu

Trong mỗi doanh nghiệp hay công ty, doanh thu được tình tùy thuộc vào tính chất, từ đó công thức được thể hiện đơn giản hay phức tạp, tuy nhiên, chúng ta vẫn có những công thức sau đây

Doanh thu = số đơn vị bán sản phẩm ra x giá bán

Hay được tính

Doanh thu = số lượng người tham gia dịch vụ x giá của dịch vụ

Đây chỉ là phần đơn giản nhất của doanh thu, để tính được tổng doanh thu chúng ta cần cộng thêm những loại mặt hàng, sản phẩm dịch vụ bán ngoài. Hay các lãi xuất mà công ty thu được sau những kỳ hạn nhất định.

Một nhà kinh doanh giỏi chúng ta cần biết khai thác tất cả các loại thu nhập trong hợp đồng một cách triệt để nhất. Các kế toán cần có khả năng phân tích tính doanh thu đúng và phù hợp nhất, phải hiểu được doanh thu là gì

Vai trò, ý nghĩa của doanh thu trong kinh doanh

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.

– Doanh thu là một nguồn khoản thu có vai trò giúp doanh nghiệp có thể chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ như chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước theo đúng các quy định pháp luật.

– Doanh thu là một khoản quan trọng để giúp các doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình ở những năm tháng tiếp theo hay còn gọi là vốn xoay vòng thúc đẩy quá trình tái hoạt động ở thời gian tới.

– Doanh thu giúp dự trữ nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp nhằm tránh phải vay ngân hàng khi khó khăn.

– Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động, đây cũng là phần vốn để các chủ thể có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn.

Vì vậy, doanh thu là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty và giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu là một trong những thành phần sống còn của doanh nghiệp. Nó bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được từ doanh số bán hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế khác. Một trong các cách gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp là tối đa hóa các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu. Vậy, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp?

Đó chính là 5 yếu tố sau đây:

Khối lượng sản phẩm

Khối lượng sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ càng lớn. Trong đó, khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn bị phụ thuộc bởi quy mô, tình hình tiêu thụ sản phẩm, việc ký kết hợp đồng với khách hàng, giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng.

Chính vì khối lượng sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu, nên doanh nghiệp cần làm tốt các khâu như ký hợp đồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển nhanh chóng, thanh toán, xác định và giữ vững kỷ luật thanh toán… để nâng cao doanh thu bán hàng.

Doanh thu bị ảnh hưởng bởi chất lượng sản phẩm

Một trong những nhân tố cũng ảnh hưởng đến doanh thu là chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm sẽ tác động rất lớn đến giá cả của sản phẩm, dịch vụ và ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Bởi một sản phẩm cùng với dịch vụ chất lượng sẽ giúp khách hàng lựa chọn doanh nghiệp bạn thay vì đối tượng cạnh tranh. Chính vì vậy việc sản xuất kinh doanh cần song hành cùng quá trình đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Kết cấu mặt hàng

Kết cấu là mối quan hệ tỷ trọng về doanh thu của từng mặt hàng trong tổng doanh thu các mặt hàng. Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau với phân khúc giá khác nhau. Việc xác định kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu. Thông thường, trừ những sản phẩm quan trọng với nền kinh tế quốc gia, còn lại doanh nghiệp sẽ căn cứ tình hình thị trường để định giá bán cho sản phẩm.

Giá cả sản phẩm, dịch vụ

Những thay đổi về giá cả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Giá bán của sản phẩm sẽ phụ thuộc nhiều bởi cung cầu trên thị trường. Để đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp, việc quyết định giá cả là vô cùng cần thiết. Mức giá mà doanh nghiệp xác lập phải vừa đồng thời bù đắp chi phí sử dụng, mang lại lợi nhuận cũng vừa phải phù hợp với mức giá cạnh tranh trên thị trường.

Thị trường và phương thức tiêu thụ

Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phong phú cũng như mở rộng, thì khả năng tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp vô cùng lớn. Cụ thể, sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn phân phối trên nhiều thị trường quốc tế thì doanh thu bán sản phẩm của doanh nghiệp sẽ vô cùng tiềm năng. Điều này cho thấy, nếu muốn gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp thì mở rộng thị trường là điều vô cùng cần thiết.

Bên cạnh thị trường, phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Bởi những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần linh động trong việc cung cấp các phương thức thanh toán như thanh toán theo kỳ hạn, trả góp, trả chậm hoặc chiết khấu cho khách hàng…

Làm thế nào để doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả?

Các cách tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Các cách tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Vậy cách tăng doanh thu là gì, lên kế hoạch sao cho hiệu quả? Đây là câu hỏi mà hầu hết mọi chủ doanh nghiệp đều quan tâm và dành thời gian nghiên cứu. Về cơ bản, để tăng doanh thu, có hai khía cạnh bạn cần chú ý là kích thích bán hàng và cắt giảm chi phí. 

Doanh thu bán hàng có được từ việc buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Để kích thích doanh thu này, nhà quản trị nên:

  • Xác định tệp khách hàng phù hợp: Để có doanh thu ổn định, bạn phải phác họa chân dung tệp khách hàng mà mình hướng đến, đồng thời tìm cách chinh phục họ. Càng nhiều người là khách hàng trung thành, doanh nghiệp càng giữ được doanh thu bền vững và có chỗ đứng trên thị trường. 
  • Chú trọng chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn là yếu tố chính để giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo ngày càng nâng cao giá trị và lợi ích, giúp thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. 
  • Đẩy mạnh các chiến dịch Marketing, quảng cáo: Trước hết, nhà quản trị nên chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ bán hàng, vì đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài ra, thực hiện Marketing trên các nền tảng số cũng không thể thiếu trong thời kỳ 4.0 như hiện nay. 

Cắt giảm chi phí là một khía cạnh khác giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu hiệu quả. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể tìm những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu phù hợp, đồng thời trở thành đối tác lâu dài để nhận nhiều ưu đãi. Ngoài ra, nhà quản trị cần cân đối thu chi hợp lý, không chi tiêu nhiều hơn doanh thu. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một phương án tốt để tối ưu hóa quá trình vận hành và giảm chi phí. 

So sánh Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập

Doanh thu và lợi nhuận

Điểm khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận:

Doanh thu: số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hóa, các dịch vụ và thông qua việc thực hiện các hoạt động hàng ngày khác.

Lợi nhuận: số tiền lãi từ các khoản đầu tư và cần thiết cho sự tăng trưởng, tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp, quyết định thành công của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vẫn có thể lỗ, ngay cả khi tạo ra doanh thu.

Tiêu chíDoanh thuLợi nhuận
Định nghĩaTiền thu được từ các hoạt động như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian.Thặng dư còn lại sau khi trừ chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, thuế chính là lợi nhuận.
Phụ thuộc lẫn nhauDoanh thu tồn tại độc lập với lợi nhuận.Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu.
Vai tròDoanh thu là phải có bởi vì không có doanh thu, doanh nghiệp không kiếm được bất kỳ loại lợi nhuận nào.Lợi nhuận là phần thưởng cho rủi ro trong kinh doanh, được sử dụng cho sự phát triển của doanh nghiệp, dự phòng trong tương lai.
LoạiDoanh thu hoạt động, doanh thu không hoạt động.Lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng.

Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận

Mối liên hệ giữa doanh thu và lợi nhuận là rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty hoặc tổ chức. Dưới đây là những điểm chính về mối liên hệ giữa doanh thu và lợi nhuận:

– Doanh thu là tiền đề cho lợi nhuận: Mặc dù doanh thu không phải là chỉ số trực tiếp đo lường lợi nhuận, nhưng nó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nếu doanh thu giảm, lợi nhuận cũng có thể giảm theo.

– Tăng doanh thu có thể dẫn đến tăng lợi nhuận: Nếu công ty có thể tăng doanh thu mà không tăng chi phí, điều này có thể dẫn đến tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chi phí tăng nhanh hơn so với doanh thu, điều này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận.

– Tối ưu hóa chi phí để tăng lợi nhuận: Một cách để tăng lợi nhuận là tối ưu hóa chi phí. Nếu công ty có thể giảm chi phí mà không làm giảm doanh thu, điều này có thể dẫn đến tăng lợi nhuận.

– Tỷ lệ lợi nhuận tăng theo doanh thu không đồng đều: Tỷ lệ lợi nhuận tăng theo doanh thu không đồng đều. Điều này có nghĩa là với việc tăng doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cấu trúc chi phí và biên lợi nhuận của sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Tìm hiểu sự khác nhau giữa doanh thu và thu nhập

Bước chân vào kinh doanh, hiểu được doanh thu là gì nhưng rất nhiều nhà kinh doanh đã hiểu nhầm giữa doanh thu và thu nhập.

Trong doanh thu có thu nhập, tức là thu nhập là một phần để tạo ra doanh thu. Bởi doanh thu là toàn bộ tất cả tài sản, tiền của một tổ chức thu được từ kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Còn thu nhập, chỉ là khoản tiền chênh lệch giữa số tiền mà chúng ta bán hàng hôm nay sau khi trừ chi phí nhập hàng và sản xuất.

Doanh thu có chức năng phát triển doanh nghiệp, trả được số tiền mà doanh nghiệp phải nợ hay cho vay. Với doanh thu, mọi công ty đều phải tính trên tổng giá trị sản phẩm, hay tổng các dịch vụ mà cung cấp ra thị trường và tất cả các khoản thu khác.

Còn với thu nhập chỉ là khoản tiền được tính bằng các giá trị hợp đồng, sản phẩm bán ra hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Phân loại các doanh thu trong doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng hóa dịch vụ là một trong những khoản thu mà Công ty cần quan tâm.

Đây là khoản doanh thu mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất hoặc mua vào sau đó bán ra. Trong đó, doanh thu bán hàng là doanh thu bán sản phẩm do chính công ty sản xuất ra. Doanh thu cung cấp dịch vụ là doanh thu có từ các dịch vụ như du lịch, vận tải, cho thuê tài sản cố định …Những dịch vụ này đã được thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán.

Doanh thu tài chính

Đây là doanh thu có được từ hoạt động tài chính của công ty. Chúng bao gồm các hoạt động kinh doanh về vốn và đầu tư tài chính. Doanh thu tài chính rất đa dạng, bao gồm:

  • Tiền lãi từ việc cho vay, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, không kỳ hạn, lãi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi hưởng chiết khấu thanh toán;
  • Cổ tức lợi nhuận;
  • Thu nhập từ việc đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hoặc dài hạn;
  • Thu nhập khi thu hồi hoặc thanh lý vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
  • Thu nhập từ đầu tư khác;
  • Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác của công ty.

Doanh thu trong nội bộ

Doanh thu trong nội bộ phát sinh khi tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ trong nội bộ công ty.

Đây là khoản doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ trong nội bộ công ty tính theo giá nội bộ. Điều này diễn ra giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty.

Nguồn doanh thu khác

Nguồn doanh thu khác là khoản thu từ các hoạt động như: thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; tiền phạt do vi phạm hợp đồng; bảo hiểm được bồi thường; nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác.

Như thông tin mà Cafe kinh doanh cung cấp. chúng ta đã thấy được doanh thu là gì. Chúng ta hiểu được tầm quan trọng của doanh thu và các nguồn thu được doanh thu. Mỗi công ty đều có các hình thức kinh doanh khác nhau nên cách thu doanh thu cũng khác. Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh.