Lợi nhuận là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận trong kinh doanh

Nếu bạn đang muốn hoạt động kinh doanh của mình càng càng trở nên tốt hơn, kiến thức lợi nhuận là gì, ý nghĩa và cách tính lợi nhuận trong kinh doanh, hay những cách giúp tăng lợi nhuận sẽ là một trong những kiến thức mà các bạn nên nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Tìm hiểu về lợi nhuận là gì

Khái niệm lợi nhuận

Lợi nhuận trong tiếng anh được viết là “Profit” đây là một chỉ số thể hiện mức độ lời lãi của doanh nghiệp khi có sự chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động của công ty trong sản xuất kinh doanh.

Nói dễ hiểu về lợi nhuận là khi bạn lấy doanh thu trừ đi tất cả chi phí để làm ra sản phẩm thì bạn sẽ nhận được lợi nhuận.

Khi có kết quả của lợi nhuận của doanh nghiệp bạn sẽ đánh giá được hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra được những phương án tiềm năng để biết đầu tư vào đâu, phát triển vào sản phẩm dịch vụ nào là có độ phát triển nhanh nhất. Từ đó các nhà kinh doanh rót vốn một cách hợp lý hơn.

Khái niệm lợi nhuận là gì, là một trong những kiến thức các bạn nên nắm chắc
Khái niệm lợi nhuận là gì, là một trong những kiến thức các bạn nên nắm chắc

Các loại lợi nhuận

Sau khi tìm hiểu và biết được, hiểu được lợi nhuận là gì, chúng ta sẽ chia lợi nhuận thành 2 loại:

Lợi nhuận gộp: là tổng lợi nhuận mà công ty đã kiếm được.

Lợi nhuận ròng: Đây là lợi nhuận được tính đầy đủ nhất, chuẩn xác nhất, nó còn có tên gọi khác là thu nhập ròng hoặc lãi thuần. Đây là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp, công ty bạn nhận được sau khi trừ toàn bộ chi phí liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Với mỗi loại lợi nhuận đều đem đến những ý nghĩa khác nhau. Mỗi loại lợi nhuận bạn tính ra sẽ cho bạn biết tình hình chi phí của công ty, doanh nghiệp tại một mức nhất định.

Xem thêm:

Lợi nhuận gộp là gì? Vai trò và cách tính lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Bản chất của lợi nhuận

Trong thực tế sản xuất và kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất sẽ có một khoảng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng, nhà tư bản không những bù đắp được số vốn đã bỏ ra đầu tư (chi phí) và còn thu về được một khoản chênh lệch đúng bằng giá trị thặng dư số chênh lệch này. Các Mác gọi đó chính là lợi nhuận.

Nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận là do giá trị thặng dư chuyển hóa thành. Với nhà tư bản, lợi nhuận được cho là tư bản ứng trước sinh ra. Theo Các Mác, lợi nhuận chẳng qua là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt kinh tế thị trường.

Lợi nhuận chính là mục tiêu, là động cơ, cũng là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Lợi nhuận khi được đo bằng một con số cụ thể thì nó phản ánh quy mô của hiệu quả kinh doanh chứ chưa thể phản ánh rõ mức độ hiệu quả như thế nào, để làm được điều này ta cần xem xét thêm tỷ suất lợi nhuận.

Theo quan điểm của nhà kinh tế học Paul Samuelson, lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư, tính bằng hiệu quả giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Đó là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và sự đổi mới trong hoạt động sản xuất sản xuất kinh doanh.

Cách tính lợi nhuận chính xác

Công thức tính lợi nhuận là gì
Cách tính lợi nhuận chính xác

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là tổng số tiền thu về được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tổng chi phí là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã phải chi ra cho sản phẩm hoặc dịch vụ với mục đích kinh doanh. Các chi phí đó bao gồm tiền vốn, mặt bằng, chiến lược quảng cáo, nhân công,…

Lưu ý: doanh nghiệp nên ước lượng được mức thuế và các chi phí liên quan để tránh bỡ ngỡ trước tình trạng “bán hàng nhiều nhưng cuối năm thì không thấy tiền đâu”. Nếu bạn muốn biết khoản tiền lợi nhuận thì bạn nên xem xét và tìm hiểu từ lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế.

Kết quả của lợi nhuận sẽ cho bạn biết tại thời điểm đánh giá doanh nghiệp/cá nhân đang lỗ hay lãi:

Nếu kết quả < 0 tức là việc kinh doanh đang lỗ, cần phải cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết và đẩy mạnh việc tăng doanh số bán hàng;

Nếu kết quả = 0 nghĩa là đang hòa vốn, không lãi không lỗ. Việc này nếu trong nhất thời thì không sao nhưng nếu kéo dài thì doanh nghiệp, cá nhân vẫn phải xem xét lại để bảo đảm có vốn để xoay vòng.

Nếu kết quả > 0 thì bạn đang có lãi, hoạt động kinh doanh ổn định và bạn đang đi đúng hướng.

Các lợi nhuận khác khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

các loại lợi nhuận
Các loại lợi nhuận

Ngoài công thức tính lợi nhuận chung, trong báo cáo tài chính còn xuất hiện những chỉ số lợi nhuận tài chính khác, tùy theo mục đích sử dụng của nhà quản trị. Vậy công thức của những chỉ số khác về lợi nhuận tài chính là gì?

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp trong tiếng anh được gọi là “Gross Profit” chúng ta có thể hiểu là lãi gộp tức là phần lợi nhuận của doanh nghiệp, công ty sau khi đã khấu trừ đi các chi phí liên quan đến việc mua/bán sản phẩm hay các dịch vụ đã cung ứng

Công thức:

Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
Hoặc
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận bán hàng là khoản lợi nhuận được trực tiếp tạo ra từ hoạt động kinh doanh (bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ,…) của doanh nghiệp. Những chi phí cần trừ trong khoản lợi nhuận này bao gồm những chi phí cho hoạt động buôn bán, chi phí quản lý và những phụ phí khác.

Công thức:

Lợi nhuận bán hàng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Với những nhà quản trị, nếu đã hiểu rõ lợi nhuận tài chính là gì thì họ cũng sẽ không bỏ qua EBIT. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay – Earnings Before Interest and Taxes (EBIT) là phần thu nhập doanh nghiệp tạo ra sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí, chưa tính thuế và lãi vay. EBIT thường được các nhà đầu tư đưa ra làm thước đo chung để so sánh các doanh nghiệp. Đôi khi những nhà quản trị còn dùng EBIT để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đang sinh lời hay không.

Công thức:

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí hoạt động

hay: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay

Tạm kết:

Đối với nhà đầu tư, chỉ số lợi nhuận tài chính chưa đủ để đánh giá toàn bộ tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Để tránh khỏi những rủi ro, còn nhiều những chỉ số khác đưa ra nhiều thông tin khác nhau mà nhà đầu tư cũng cần quan tâm

Ví dụ về lợi nhuận:

Chúng ta cùng dùng báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý của Walmart vào Q1/2019 làm ví dụ để tóm tắt cách tính lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng.

Ta bắt đầu từ “dòng đầu” của báo cáo kết quả kinh doanh – thu nhập. Đây là số liệu tổng quát nhất cho biết số tiền doanh nghiệp đang thu về. Doanh thu được tạo ra từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, cộng với bất kì nghiệp vụ và tài sản nào tạo ra thu nhập.

Bây giờ, chúng ta sẽ tính lớp lợi nhuận đầu tiên, lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận gộp: để tính lợi nhuận gộp, ta lấy doanh thu của Walmart trong quý 1 (123.9 tỉ USD) trừ đi giá vốn hàng bán trong quý 1 (93 tỉ USD), được lợi nhuận gộp là khoảng 30.9 tỉ USD.

Lợi nhuận trước thuế: để tính lợi nhuận trước thuế của Walmart trong cùng quý, ta trừ tiếp đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (SG&A) (25.9 tỉ USD) và lãi từ khoản nợ (625 triệu USD) cộng các khoản thu dựa trên lãi (837 triệu USD). Lưu ý, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thường sẽ được gọi tắt là SG&A, và khoản này cũng bao gồm các chi phí liên quan đến marketing và quảng cáo. Phương trình đầy đủ: 129 tỉ USD (tổng doanh thu) – 93 tỉ USD (giá vốn hàng bán) – 25.9 tỉ USD (chi phí bán hàng và quản lý) – 625 triệu USD (lãi các khoản nợ) + 837 triệu USD (khoản thu dựa trên lãi) = khoảng 5.2 tỉ USD lợi nhuận.

Lợi nhuận ròng: đây là cách tính lợi nhuận đầy đủ nhất – là dòng cuối cùng khi tính lợi nhuận-. Lợi nhuận ròng kết hợp tất cả những điều chúng ta đã bàn luận công thêm các khoản thuế.

Với số liệu Q1 của Walmart: 5.2 tỉ USD (lợi nhuận trước thuế) – 1.3 tỉ USD (thuế) = 3.9 tỉ USD (lợi nhuận ròng).

Vai trò của lợi nhuận

Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp/ công ty

– Lợi nhuận đối với doanh nghiệp là một nhân tố vô cùng quan trọng 

– Phản ánh, đánh giá một cách chính xác, một cách khách quan nhất đến tình hình của mỗi công ty/ doanh nghiệp

– Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của từng sản phẩm khi đưa vào sản xuất kinh doanh. Giúp doanh nghiệp/ công ty hiểu được mặt hàng nào kiếm tiền tốt nhất

– Quan sát được tình hình lợi nhuận của từng giai đoạn phát triển của công ty/ doanh nghiệp

– Từ số liệu của lợi nhuận, các nhà kinh doanh sẽ xây dựng được chiến lược kinh doanh, xây dựng lại quá trình sản xuất, tối ưu hóa lợi nhuận để phù hợp với doanh nghiệp/ công ty

– Đây là yếu tố đầu tiên và có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là vốn. 

Mọi lợi nhuận mà công ty thu được dù bất kỳ bằng hình thức nào đều có lợi cho chính công ty đó. Giúp công ty thanh khoản được mọi nợ nần, chi trả mọi chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo được mọi quá trình khi công ty xoay vòng vốn, giúp người đầu tư tính toán được giá vốn cần rót vào.

Lợi nhuận có vai trò đến người lao động

– Khi lợi nhuận của công ty lớn, thì vấn đề đầu tiên được giải quyết đó là tiền lương. Tiền lương của công nhân, nhân viên không bị trì trệ, luôn được trả đúng hạn và có khả năng tăng lương khi công ty và doanh nghiệp phát triển

– Chế độ lương thưởng, chế độ đãi độ được mở rộng và phát triển. Từ những điều đó giúp người lao động có thêm động lực làm việc, năng suất làm việc cao hơn và chất lượng sản phẩm làm ra đạt chất lượng hơn.

Lợi nhuận có vai trò đối với nền kinh tế

– Lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp có tác động đến nền kinh tế chung của quốc gia đó. Lợi nhuận của công ty/ doanh nghiệp cao góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, giúp đất nước phát triển vững mạnh hơn.

– Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ nộp thuế. Khi kinh doanh công ty phát triển mức thuế nộp vào cao hơn. Từ đó khoản thu này chi vào các khoản cơ sở hạ tầng, giáo dục hay phát triển đời sống xã hội, giúp quốc gia ổn định và phát triển.

Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận

Việc xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng, tác động tới lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh giá cũng như đưa ra các giải pháp gia tăng lợi nhuận hiệu quả hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Đây là một trong những nhân tố cốt lõi ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình hình kinh doanh nhiều cạnh tranh hiện nay, nguồn nhân lực dường như là điểm cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Đội ngũ nhân sự là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khi sở hữu đội ngũ nhân sự có trình độ cao, khả năng thay đổi, thích ứng tốt thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc nâng cao lợi nhuận. Không chỉ vậy, đội ngũ nhân sự giỏi còn có thể đưa ra nhiều sáng kiến hay, ý tưởng mới mẻ để cải thiện sản phẩm, nâng cao hiệu suất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

2. Năng lực quản lý của doanh nghiệp

Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tới lợi nhuận. Nhà quản lý sẽ đóng vai trò tiên phong, xác định phương hướng cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Một nhà quản lý giỏi và mạnh mẽ cần có kỹ năng lãnh đạo tốt. Kỹ năng lãnh đạo này không cần phải hoàn hảo ngay từ đầu nhưng cần có sự cải thiện dần theo thời gian. Người lãnh đạo cần giỏi hơn mỗi ngày để phát triển cùng đội ngũ.

3. Chất lượng và giá thành của sản phẩm

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể xem xét việc tăng chất lượng sản phẩm hoặc giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới quy trình vận hành cũng như sản xuất. Vì thế, nó cần có sự bàn bạc, thống nhất và có kế hoạch cụ thể.

4. Đối thủ cạnh tranh

Thị trường ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cạnh tranh nhau ngày càng nhiều. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm/dịch vụ mình cần hơn. Điều này làm giảm đi thị phần khách hàng của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận. Vì thế, mỗi doanh nghiệp đều cần cải thiện chất lượng và dịch vụ.

lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đối thủ cạnh tranh
Khi đối thủ cạnh tranh ngày một phát triển, doanh nghiệp muốn có cơ hội tăng lợi nhuận thì không thể đứng im.

5. Nhà cung ứng yếu tố đầu vào

Nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng tới giá của sản phẩm. Vì thế, hiển nhiên tìm được nhà cung ứng chất lượng, giá thành hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của doanh nghiệp khi thị trường luôn muốn giá bán của mình rẻ nhất.

6. Sự tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật

Sở hữu công nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ giúp hiệu suất của doanh nghiệp nâng cao. Chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn, chi phí sản xuất sản phẩm được tối ưu. Doanh thu của doanh nghiệp và lợi nhuận kinh doanh từ đó cũng sẽ tăng theo.

7. Chính sách của Nhà nước

Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng ảnh hưởng tới việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi Nhà nước có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh thì hoạt động sản xuất sẽ thuận lợi hơn.

Những cách để tối đa hóa lợi nhuận

Chúng ta đã biết được vai trò của lợi nhuận là gì, có thể thấy, đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến người lao động cũng như nền kinh tế chung. Cùng điểm qua một số cách để gia tăng lợi nhuận cho hoạt động của doanh nghiệp:

Phát triển nguồn khách hàng tiềm năng

Việc gia tăng lượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp sản phẩm bán ra của doanh nghiệp cũng được tăng cao, từ đó thu được lợi nhuận cao. Nếu doanh nghiệp muốn phát triển nguồn khách hàng tiềm năng cần thực hiện các quảng cáo thông qua tạp chí, đài truyền hình, mạng xã hội,…

Tăng số lượng giao dịch được thực hiện thông qua việc tăng chất lượng sản phẩm

Ngoài ra, để tạo được lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, kết hợp với tăng danh mục sản phẩm, các dịch vụ chất lượng, nhiệt tình chăm sóc khách hàng và giữ uy tín.

Điều chỉnh tăng tỷ suất lợi nhuận

Các cách để doanh nghiệp tăng tỷ suất lợi nhuận là: không áp dụng chiết khấu, cung cấp mặt hàng có thương hiệu riêng, quảng cáo trực tiếp qua mạng và thư điện tử.

Khi bạn đã hiểu được lợi nhuận là gì và ý nghĩa to lớn mà lợi nhuận đem lại thì café kinh doanh sẽ giúp bạn biết cách tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *