Cafe Kinh Doanh – Tin tức kinh doanh, marketing, khởi nghiệp https://cafekinhdoanh.net Tin tức, kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh - marketing - khởi nghiệp - tài chính Thu, 22 Jun 2023 09:14:56 +0000 en-US hourly 1 Vòng quay khoản phải thu là gì? Ý nghĩa, công thức tính và ví dụ https://cafekinhdoanh.net/vong-quay-khoan-phai-thu https://cafekinhdoanh.net/vong-quay-khoan-phai-thu#respond Thu, 22 Jun 2023 09:14:56 +0000 https://cafekinhdoanh.net/?p=2976 Trong kinh doanh và quản trị, vòng quay khoản phải thu là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp. Thực tế, việc hiểu và áp dụng đúng công thức tính vòng quay khoản phải thu có thể giúp bạn tối ưu hóa quy trình tài chính và đảm bảo sự ổn định, phát triển của công ty. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách tính vòng quay khoản phải thu trong bài viết dưới đây.

Số vòng quay khoản phải thu là gì?​​​​​​​

Số vòng quay khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover Ratio) là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một công ty. Nó đo lường số lần mà một công ty thu tiền từ khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Số vòng quay càng cao càng tốt, vì nó cho thấy công ty thu tiền từ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cách tính vòng quay khoản phải thu

Để tính vòng quay khoản phải thu, chúng ta cần sử dụng hai thông số chính là doanh thu bình quân hàng ngày và số tiền khách hàng đang nợ công ty. Bạn có thể sử dụng công cụ tính vòng quay khoản phải thu Online ngay tại đây.

[stm-calc id=”3012″]

Công thức tính vòng quay khoản phải thu như sau:

[Số vòng quay khoản phải thu] = [Doanh số tín dụng ròng] / [Trung bình các khoản thu]

Trong đó:

Doanh số tín dụng ròng (Doanh thu bán chịu ròng) = [Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ] – [Doanh thu bán và chịu được thanh toán].
Trung bình các khoản thu (Các khoản thu bình quân) = ([Các khoản thu đầu kỳ] + [Các khoản thu cuối kỳ]) / 2.

Dựa vào công thức này, doanh nghiệp/công ty sẽ tính toán được hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Cách tính vòng quay khoản phải thu
Cách tính vòng quay khoản phải thu

Ví dụ về cách tính vòng quay khoản phải thu

Ngày 31/12/2024, doanh nghiệp B có số dư phải thu của khách trên bảng cân đối kế toán là 150.000.000đ. Tổng doanh thu của năm tài chính 2024 là 700.000.000đ, trong đó, doanh thu bán hàng đã thu tiền là 200.000.000đ. Biết rằng, bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2024 của doanh nghiệp cho biết số dư phải thu khách hàng tại ngày đó là 100.000.000đ.

Các bước tính như sau:

Doanh số tín dụng ròng trong năm 2024: = 700.000.000 – 200.000.000 = 500.000.000đ

Trung bình khoản phải thu năm 2024: = (150.000.000 + 100.000.000)/2 = 125.000.000đ

Số vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp B trong năm 2024: = 600.000.000/125.000.000 = 4 lần

Do vậy, doanh nghiệp B có số vòng quay khoản phải thu trong năm 2024 là 4 lần/năm.

Hay thời gian ước tính để doanh nghiệp B thu được hết tiền khách đang nợ là xấp xỉ 91 ngày trong trường hợp bán chịu.

Ý nghĩa và vai trò của vòng quay khoản phải thu

Ý nghĩa và vai trò của vòng quay khoản phải thu
Ý nghĩa và vai trò của vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong kế toán và quản lý tài chính của công ty. Dưới đây là những vai trò cũng như ý nghĩa quan trọng đó:

Đo lường hiệu quả quản lý tài chính

Vòng quay khoản phải thu cung cấp thông tin về thời gian mà doanh nghiệp cần để thu hồi tiền từ khách hàng. Chỉ số này giúp đo lường hiệu quả quản lý tài chính của công ty và phản ánh khả năng quản lý rủi ro trong việc thu hồi tiền.

Đánh giá khả năng thanh toán và tín dụng của khách hàng

Thông qua vòng quay khoản phải thu, doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu vòng quay khoản phải thu của một khách hàng càng lâu, có thể cho thấy khách hàng đó có khả năng thanh toán kém hoặc gặp khó khăn tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc cung cấp dịch vụ hoặc tiếp tục giao dịch với khách hàng đó.

Tối ưu hóa vòng vốn

Vòng quay khoản phải thu cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa vòng vốn. Khi doanh nghiệp thu hồi tiền từ khách hàng nhanh chóng, số tiền này có thể được sử dụng để đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác hoặc giảm nợ. Việc tối ưu hóa vòng vốn giúp tăng tính thanh khoản và khả năng phát triển của công ty.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về vòng quay khoản phải thu và cách tính toán nó. Việc nắm vững kiến thức này sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả và đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới đây và chúng tôi sẽ rất vui lòng được trả lời.

]]>
https://cafekinhdoanh.net/vong-quay-khoan-phai-thu/feed 0
Lợi nhuận gộp là gì? Vai trò và cách tính lợi nhuận gộp trong kinh doanh https://cafekinhdoanh.net/loi-nhuan-gop-la-gi https://cafekinhdoanh.net/loi-nhuan-gop-la-gi#respond Sun, 19 Feb 2023 13:42:43 +0000 https://cafekinhdoanh.net/?p=2219 Chắc hẳn các bạn đã nghe qua lợi nhuận rồi đúng không, nhưng còn lợi nhuận gộp là gì thì các bạn đã hiểu rõ chưa? Nếu chưa thì hãy cũng cafekinhdoanh.net tìm hiểu về khái niệm, cách tính cũng như vai trò của lợi nhuận gộp trong kinh doanh nhé.

Tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì?

Khái niệm lợi nhuận gộp

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, công ty sẽ luôn nhận về một khoản lợi nhuận nhất định. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp (Tên tiếng Anh: Gross Profit) là một chỉ số thể hiện tổng lợi nhuận mà công ty đã kiếm được. Đây chính là số lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi tất cả những chi phí liên quan từ quá trình sản xuất cho đến khi bán các sản phẩm hay dịch vụ.

Bản chất của khoản này, thực chất ra chính là khoản thu được sau khi đã lấy phần doanh thu thuần trừ đi cho giá vốn hàng bán. Nhờ đó, quản trị doanh nghiệp mới có thể đánh giá cũng như xác định được các mức độ hiệu quả trong chiến lược kinh doanh đang vận hành tại công ty.

lợi nhuận gộp là gì
Lợi nhuận gộp là gì

Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp được coi là “thước đo thành công” của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ cho biết hiệu quả sử dụng lao động và nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong việc sản xuất các dịch vụ, hàng hóa.

Lợi nhuận thường xuất hiện trong các báo cái tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều loại chi phí sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, như:

  • Nguyên vật liệu
  • Chi phí cho người lao động
  • Phí thiết bị
  • Tiền dịch vụ ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng
  • Các chi phí trong quá trình sản xuất: vận chuyển, kho…

Xem thêm:

Lợi nhuận là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận trong kinh doanh

Công thức và cách tính lợi nhuận gộp

Vậy làm sao để biết cách tính lợi nhuận gộp công thức? Công thức của nó đã được đưa ra như sau:

[Lợi nhuận gộp] = [Doanh thu thuần] – [Giá vốn bán hàng]

Trong công thức này, thì:

  • Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Giá vốn bán hàng chính là khoản chi phí đã sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ cùng với các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cho đến khi đưa ra thị trường.
Công thức lợi nhuận gộp - Gross Profit
Cách tính lợi nhuận gộp – Gross Profit

Ví dụ:

Doanh nghiệp A, sau khi đã thu được một khoản doanh thu của sản phẩm dịch vụ đã trừ ra các khoản thu khác thì doanh thu thuần còn là 150 triệu đồng.

Chi phí để sản xuất hàng hóa, bao gồm sản xuất vật tư và cả chi trả cho công nhân khoảng 80 triệu nữa. Thì lợi nhuận gộp ta có được sẽ là 70 triệu (150 triệu – 80 triệu).

Lý do tính lợi nhuận gộp là gì?

Một vài lý do sau đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao cần tính lợi nhuận gộp là gì?

  • Tính lợi nhuận gộp để đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả và đi đúng hướng hay không.
  • Giúp doanh nghiệp không nhầm lẫn giữa lãi và lỗ, có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.
  • Là thước đo các chiến lược kinh doanh để kiểm soát được các chi phí hợp lý nhất, qua đó đưa ra được những hướng đi tốt hơn.
  • Chỉ số lợi nhuận gộp tốt và rõ ràng cũng sẽ mở ra cơ hội mở rộng kinh doanh, dễ dàng hợp tác và nhận sự từ đầu tư từ các đối tác.
  • Nếu có thực hiện liên doanh hay liên danh thì việc tính lợi nhuận gộp sẽ giúp việc hợp tác giữa các bên tốt hơn.

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp là gì?

Có thể kiểm soát được chi phí trong quá trình sản xuất, thông qua đó có thể tinh giảm bớt đi những chi phí không cần thiết nhằm giúp tối đa hóa được lợi nhuận của công ty.

Quản lý được phần tỷ suất sinh lời nhằm giúp việc phân bổ nguồn vốn được hợp lý cũng như có thể đưa ra được một chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất.

Là mức điểm để đánh giá hoạt động của công ty có hiệu quả hay không để có thể thay đổi hướng kinh doanh kịp thời để tạo ra khả năng sinh lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Giúp việc xem xét để phân phối các loại chi phí theo từng hạng mục phù hợp nhằm kiểm soát được biên lợi nhuận gộp tốt thông qua đó cũng là cách để thu các đối tác đầu tư nếu có kế hoạch mở rộng phát triển kinh doanh.

Thước đo để đánh giá sự phát triển của công ty mình với các công ty khác cùng lĩnh vực trên thị trường đa dạng hiện nay.

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp là gì?

Không phải hiển nhiên mà nó có thể đưa ra một khoản lợi nhuận gộp hợp lý để có thể đánh giá sự phát triển của công ty. Nhưng bên cạnh đó, là rất nhiều yếu tố đã được đưa ra, và các yếu tố này đều ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận gộp. 

Về sản xuất, thì có một số tiêu chí như giá trị nguyên vật liệu khi được thu mua thực tế, chi phí để có thể trả cho các nhân sự lao động của công ty trong quá trình sản xuất hàng hóa cho các mặt hàng. Những chi phí liên quan đến hao hụt, nhập kho, vận chuyển các vật liệu…

Trong quá trình tung sản phẩm ra thị trường, thì các tiêu chí ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp như chi phí thuê mặt bằng, doanh thu bán hàng, chi phí makerting, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến với các đối tượng khách hàng…

Nếu các tiêu chí đó đi theo kế hoạch, được cân đối hợp lý thì chắc chắn lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp thu lại sẽ đạt được theo ý muốn.

Khác biệt cơ bản giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng

Tầm quan trọng của việc biết sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng: Lợi nhuận ròng cho các chủ nợ biết nhiều hơn về tình hình kinh doanh của bạn và tiền mặt khả dụng hơn là lợi nhuận gộp. Khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty của bạn, họ sẽ tham khảo lợi nhuận ròng của doanh nghiệp bạn đề kiểm tra xem nó có đán để đầu tư tiền của họ hay không. Mặt khác, hiểu được xu hướng lợi nhuận gộp có thể giúp bạn tìm cách giảm thiểu giá vốn hàng bán hoặc tăng giá sản phẩm của mình. Và nếu lợi nhuận gộp của bạn nhỏ hơn lợi nhuận ròng, thì bạn biết rằng bạn cần phải tìm cách cắt giảm chi phí của mình.

Người đầu tư cần biết giá trị chính xác của lợi nhuận gộp và ròng để tạo báo cáo thu nhập: báo cáo tài chính phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của bạn. Không biết sự khác biệt giữa hai tài liệu này có thể dẫn đến các tài liệu tài chính không chính xác thể hiện bức tranh không thực tế về doanh nghiệp của bạn. Ba tài liệu tài chính hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng, vì vậy nếu chúng hiển thị thông tin lợi nhuận không chính xác, nó sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ.

Ví dụ, nếu một công ty thuê quá ít công nhân sản xuất cho mùa bận rộn của mình, điều đó sẽ dẫn đến việc trả lương làm thêm giờ cho những công nhân hiện có của mình. Kết quả là chi phí lao động cao hơn và giảm lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, việc sử dụng lợi nhuận gộp làm thước đó lợi nhuận tổng thể sẽ không đầy đủ vì nó không bao gồm tất cả các chi phí khác liên quan đến việc hành một doanh nghiệp thành công.

Về mặt hạn chế của lợi nhuận gộp và thu nhập ròng: Lợi nhuận gộp có thể có những hạn chế vì nó không áp dụng cho tất cả các công ty và ngành nghề. Ví dụ, một công ty dịch vụ sẽ không có chi phí sản xuất cũng như giá vốn hàng bán. Mặc dù thu nhập ròng là thước đo đầy đủ nhất về lợi nhuận của một công ty, nhưng nó cũng có những hạn chế và có thể gây hiểu nhầm. Ví dụ, nếu một công ty bán một tòa nhà, tiền từ việc bán tài sản đó sẽ làm tăng thu nhập ròng trong khoảng thời gian đó. Các nhà đầu tư chỉ nhìn vào thu nhập ròng có thể hiểu sai lợi nhuận của công ty là sự gia tăng việc bán hàng hóa và dịch vun của công ty.

Đó chính là một vài thông tin chia sẻ xoay quanh vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm chính là lợi nhuận gộp là gì. Để tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức trong kinh doanh, cũng như phương cách giúp doanh nghiệp phát triển tốt nhất, hãy truy cập ngay vào website https://cafekinhdoanh.net/ để biết thêm chi tiết.

]]>
https://cafekinhdoanh.net/loi-nhuan-gop-la-gi/feed 0
Quản trị rủi ro là gì? 7 bước để quản trị rủi ro cho doanh nghiệp hiệu quả https://cafekinhdoanh.net/quan-tri-rui-ro-la-gi https://cafekinhdoanh.net/quan-tri-rui-ro-la-gi#respond Sun, 27 Feb 2022 07:51:45 +0000 https://cafekinhdoanh.net/?p=731 Quản trị rủi ro dần trở thành một công việc vô cùng cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong thời buổi thị trường kinh doanh ngày càng có tính cạnh tranh cao, khó khăn, rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Việc quản trị rủi ro nhằm phân tích, xác định trước các mối đe dọa, hiểm nguy có thể xảy ra để doanh nghiệp kịp thời có những biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác hại. 

Vậy quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro thường được thực hiện bởi cấp quản lý, cấp lãnh đạo để xác định, nhận dạng tình huống, vấn đề, sự kiện có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai để kịp thời đưa ra biện pháp ngăn chặn, hạn chế mức độ rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ hội để thành công.

quan ly rui ro

Các nội dung chính của quản trị rủi ro

  • Xác định, nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro
  • Kiểm soát  – phòng ngừa rủi ro
  • Giảm thiểu tác động khi rủi ro xuất hiện
  • Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công

Bài viết cùng chủ đề:

Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro

  • Quy mô của doanh nghiệp
  • Năng lực của tổ chức
  • Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp, tiềm ẩn nhiều hay ít rủi ro + Trình độ của cấp quản lý, cấp lãnh đạo.

Quá trình quản trị rủi ro diễn ra liên tục, từ nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro và tác động của chúng đến doanh nghiệp để có chính sách, biện pháp tối ưu nhất. Hiện nay, có một công cụ hỗ trợ chống lại tổn thất của rủi ro, bảo vệ doanh nghiệp đó là bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm sẽ hạn chế tổn thất của rủi ro có trong hợp đồng bảo hiểm.

quan tri rui ro

Các bước trong quá trình quản trị rủi ro

Bước 1: Xây dựng bối cảnh

Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh hay môi trường kinh doanh. Trên cơ sở đó, rủi ro tiềm tàng sẽ được nhận diện và phân tích ở các bước sau. Vì vậy xây dựng được bối cảnh là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro. 

Bước 2: Xác định rủi ro

Đây là bước quyết định đến hiệu quả của quản trị rủi ro. Ở bước này, tất cả các rủi ro tiềm ẩn phải được phát hiện, nhận dạng để tiến hành phân tích, xử lý. Nếu như rủi ro không được xác định hết sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro. Rủi ro là những sự kiện không lường trước được có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Để nhận biết triệt để rủi ro, chúng ta cần nắm rõ, tìm hiểu rõ về doanh nghiệp, về phương thức hoạt động, vận hành, cơ cấu tổ chức và tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, dự án. Mỗi môi trường khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau, không thể áp rủi ro của doanh nghiệp này vào rủi ro của doanh nghiệp khác. Mỗi đơn vị có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau về nhân lực, pháp lý, kinh tế, quản lý vì vậy, các cấp lãnh đạo cần nắm rõ được tình hình của doanh nghiệp mình để phân tích đúng và đủ rủi ro, nếu không sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Sau khi xác định được hết các rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp, chúng ta tiến hành đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro được xác định trên các tiêu chí sau: khả năng xảy ra dễ hay khó, trong quá khứ rủi ro đó đã xảy ra hay chưa, mức độ thiệt hại nếu xảy ra là như thế nào, thời điểm rủi ro đó có thể xảy ra, bộ phận nào sẽ là khởi nguồn của rủi ro. Rủi ro đều là những điều chưa xảy ra, để đánh giá được chúng đòi hỏi người quản trị phải có tầm nhìn rộng.

khai niem quan tri rui ro

Đánh giá được rủi ro chúng ta sẽ sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên xử lý để tiến hành xử lý rủi ro.

Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm năng

Ưu tiên cho rủi ro có khả năng xảy ra cao và mức đột hiệt hại lớn để xử lý trước, chúng ta sẽ có các biện pháp xử lý như sau:

  • Chuyển giao rủi ro (risk transfer): Theo phương pháp này rủi ro sẽ được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cho cá nhân, tổ chức khác (thường là các đơn vị bảo hiểm hay công cụ tài chính phái sinh). Phương pháp này làm giảm thiểu trách nhiệm hay thiệt hại của doanh nghiệp.
  • Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là biện pháp mang hướng tiêu cực. Biện pháp này tức là bạn bỏ qua, dừng, loại bỏ hẳn tất cả vấn đề, dự án có tiềm ẩn rủi ro. Biện pháp này rất an toàn nhưng đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ đi cơ hội, lợi nhuận của mình. Kinh doanh nào cũng có rủi ro, và nếu áp dụng biện pháp này bạn sẽ mất đi hết cơ hội kinh doanh của mình. Biện pháp này chỉ nên áp dụng với rủi ro thiệt hại lớn, khả năng xảy ra cao.
  • Duy trì rủi ro hay chấp nhận rủi ro: Tức là bạn xác định sẽ có thiệt hại trong dự án hay việc kinh doanh này. Nếu rủi ro không đáng kể và khả năng xảy ra thấp, bạn chấp nhận bạn chấp nhận chúng để thu được lợi nhuận, lợi ích cao hơn. Một số rủi ro doanh nghiệp không có biện pháp nào khác ngoài cách chấp nhận..
  • Kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại: Với cách xử lý này, cấp quản lý phải liên tục đánh giá, có các biện pháp đối phó để kịp thời xử lý, hạn chế thiệt hại rủi ro gây ra.
cach quan tri rui ro

Bước 5: Tạo kế hoạch quản trị rủi ro

Kế hoạch quản trị rủi ro cần được lên một cách chi tiết và cụ thể, sau khi được phê duyệt của các cấp lãnh đạo sẽ thông báo tới toàn thể nhân viên và bộ phận liên quan để thực hiện. Trong kế hoạch cần nêu rõ nhiệm vụ, vai trò của từng cá nhân, tập thể để thực hiện đúng và mang lại hiệu quả cho quản trị rủi ro.

Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro

Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên chúng ta tiến hành quản trị rủi ro theo kế hoạch đã vạch ra.

7. Xem xét và đánh giá kế hoạch

Trong quá trình triển khai kế hoạch, cấp quản lý cần cập nhật tình hình thường xuyên để thay đánh giá, thay đổi kế hoạch phù hợp.

Trên đây là 7 bước quản trị rủi ro hiệu quả dành cho bạn. Doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với các rủi ro khác nhau, bình tĩnh nhận định tình hình và quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp của bạn luôn vững mạnh vượt qua, biến rủi ro thành cơ hội.

Theo: Cafe Kinh Doanh

]]>
https://cafekinhdoanh.net/quan-tri-rui-ro-la-gi/feed 0