Công cụ Facebook Audience Insights ra đời để giải quyết khó khăn giúp các chủ shop bước đầu vẽ lên được chân dung khách hàng của mình.
Toc
- 1. Facebook Audience Insights là gì ?
- 2. 3 cách truy cập Audience Insights nhanh nhất.
- 3. Related articles 01:
- 4. Thủ thuật thay đổi ngôn ngữ cho Audience Insights.
- 5. Tư duy cần có khi sử dụng Audience Insights
- 6. Hướng dẫn cách sử dụng Facebook Audience Insight
- 7. Related articles 02:
- 8. Sử dụng Facebook Audience Insights thế nào để target hiệu quả ?
Với những người mới tiếp cận công cụ này, việc sử dụng chúng khá phức tạp và khó hiểu. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về công cụ Facebook Audience Insight cũng như chia sẻ các tips nhỏ hữu ích trong việc target đối tượng mục tiêu để bạn có thể dễ dàng theo dõi và áp dụng khi phát triển thị trường ngách của bạn.
Facebook Audience Insights là gì ?
Facebook Audience Insights là một công cụ miễn phí được phát triển dựa trên nhu cầu khai thác Facebook BigData của người dùng. Công cụ này cho phép người sử dụng thu thập thông tin về số liệu, nhân khẩu học, hành vi của một nhóm đối tượng sử dụng Facebook.
Để quảng cáo trên Facebook một cách hiệu quả, bạn cần nắm được các thông tin của khách hàng tiềm năng như: sở thích, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập,… Công cụ Audience Insights (AI) sẽ giúp các bạn điều này. Bạn sẽ dễ dàng định hình khách hàng và quảng cáo sản phẩm dựa trên sở thích qua nền tảng Facebook đến họ.
Bài viết cùng chủ đề:
Xác định chuẩn khách hàng tiềm năng giúp bạn:
- Dễ dàng đưa ra chiến lược marketing trong tương lai gần: Xem cách thức quảng cáo của đối thủ.
- Định hình rõ ràng hơn về khách hàng.
- Là yếu tố quan trọng giúp quyết định việc tìm sở thích của khách hàng từ đó nhắm mục tiêu trên Facebook Ads.
Trước đây, bạn có thể phân tích các tệp quan trọng như traffic vào website, tệp xây dựng từ email list, số điện thoại, tệp sử dụng app của bạn,… thông qua tính năng phân tích tệp đối tượng tuỳ chỉnh (Custom Audience) của Facebook Audience Insights.
Tuy nhiên, hiện nay tính năng này đã bị loại bỏ. Thật đáng tiếc bởi vì không có tính năng này, người sử dụng công cụ Facebook Audience Insights sẽ rất thiệt thòi trong việc tìm hiểu về khách hàng. Việc phân tích kỹ hơn về các tệp khách hàng có được sau khi đầu tư tiền để mua đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu thông tin nhằm đưa ra các chiến lược cụ thể cho chiến dịch đang chạy hoặc các chiến lược mới trong tương lai.
Vậy Facebook Audience Insights lấy thông tin ở đâu để cung cấp cho các nhà quảng cáo? Tại sao Facebook lại sở hữu lượng thông tin về người dùng lớn đến vậy? Theo tìm hiểu, dữ liệu ở Facebook được lấy từ 2 nguồn chính:
- Dữ liệu thông tin mà người dùng cung cấp cho Facebook: Khi đăng ký Facebook hoặc khi sử dụng chúng, người dùng cung cấp thông tin cá nhân thông qua việc điền vào các form đăng ký, form khảo sát,… Từ đó, Facebook thu thập các thông tin về: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng học vấn, công việc, thích các trang nào,… và lưu lại các thông tin này.
- Dữ liệu từ đối tác bên thứ ba: Khi người dùng Facebook mua hàng qua trang web của đối tác liên kết với Facebook, các thông tin từ việc mua hàng như hành vi mua sắm, thu nhập hộ gia đình,… sẽ được Facebook ghi nhận.
Là một công cụ cực kỳ hữu ích trong việc phân tích khách hàng, tuy nhiên người sử dụng Facebook Audience Insights vẫn còn gặp nhiều vấn đề trong việc tận dụng và phát huy tối đa khả năng của nó.
Ở Việt Nam, tình trạng điền thông tin ảo, thông tin sai lệch còn khá phổ biến. Việc này khiến sự chênh lệch của dữ liệu tăng lên và làm cho thông tin người dùng chỉ mang tính tương đối.
Điều này khác hẳn so với nước ngoài nơi thông tin được cung cấp rất sâu và chính xác. Tuy nhiên, đừng bi quan về tính tương đối của dữ liệu. Bạn vẫn có thể phân tích thông tin dựa trên chúng.
3 cách truy cập Audience Insights nhanh nhất.
Chúng ta có thể dùng 3 cách dưới đây để truy cập vào Audience Insights:
- Cách 1: Tìm kiếm bằng cách nhập trực tiếp cụm từ tiếng Anh “Audience Insights” hoặc cụm từ tiếng Việt “Thông tin chi tiết về đối tượng” vào thanh tìm kiếm trong giao diện tài khoản Business.
- Cách 2: Trong Trình quản lý doanh nghiệp có mục Kế hoạch, dễ dang thấy “Thông tin chi tiết về đối tượng” nằm trong mục này. Chỉ cần chọn là bạn có thể sử dụng.
- Cách 3: Trực tiếp truy cập vào địa chỉ của Audience Insights.
https://www.facebook.com/ads/audience-insights/
Bạn băn khoăn vì chưa có tài khoản Business? Đừng lo, hãy tìm hiểu bài viết “Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook đơn giản nhất”. Bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng có được tài khoản business bạn cần.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2708/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2325/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2285/
Thủ thuật thay đổi ngôn ngữ cho Audience Insights.
Khi sử dụng bất cứ một công cụ nào, ngôn ngữ luôn là rào cản vô hình khiến công cụ của bạn trở nên khó sử dụng. Với Audience Insights, ngôn ngữ được sử dụng chính là ngôn ngữ bạn cài đặt khi sử dụng tài khoản Business. Do đó, thay đổi ngôn ngữ của tài khoản Business cũng chính là thay đổi ngôn ngữ ở Audience Insights. Thật dễ dàng!
- Bước 1: Bạn vào Cài đặt doanh nghiệp ở trình quản lý doanh nghiệp.
- Bước 2: Phía dưới, góc phải màn hình là nơi ghi ngôn ngữ bạn đang dùng, ví dụ như của mình đang là English (US). Bạn có thể thay đổi ngôn ngữ ở đó.
Tư duy cần có khi sử dụng Audience Insights
Để làm chủ được Audience Insights, có 2 vấn đề mà bạn cần phải nắm vững:
- Audience Insights chỉ là 1 công cụ, nó không tự động giúp bạn tìm ra khách hàng tiềm năng. Để sử dụng nó, bạn phải đưa vào từ khóa. Audience Insights sẽ hoạt động và đưa ra gợi ý cho bạn dựa trên từ khóa mà bạn đưa vào.
Thật đáng tiếc khi lượng từ khóa liên quan đến khách hàng tiền năng là khá ít, tuy nhiên, một số ít từ khóa vẫn được Audience Insights gợi ý cho bạn.
- Bạn cần trang bị cho mình danh sách các từ khoá sở thích liên quan đến khách hàng như địa điểm họ hay lui tới, họ hay thảo luận ở đâu, họ thích ăn gì, họ thích dùng smartphone loại gì…
Thông tin phân tích của bạn phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và bám sát thực tế, tránh bỏ sót thông tin quan trọng của khách hàng. Khi đó, việc phân tích trên Audience Insights mới đạt hiệu quả mong muốn.
Hướng dẫn cách sử dụng Facebook Audience Insight
Truy cập Audience Insights
Audience Insights có thể dễ dàng truy cập từ mục Plan trong trình quản lý Facebook Ads.
Giao diện đầu tiên bạn thấy ở Audience Insights là 1 bảng hiển thị: Hãy bắt đầu chọn đối tượng khách hàng muốn khám phá.
- Everyone on Facebook được hiểu là Tất cả mọi người trên Facebook. Lựa chọn này thường là mặc định. Khi chọn đối tượng là Everyone on Facebook, Audience Insights sẽ hiển thị kết quả dữ liệu của toàn bộ người sử dụng Facebook (vị trí mặc định sẽ là United State (Mỹ), nhưng dễ dàng thay đổi lại thành quốc gia mà bạn cần tìm hiểu).
Tuy nhiên việc tìm hiểu thông tin theo quốc gia là quá rộng và chung chung. Thay vào đó, bạn hãy thử thu hẹp phạm vi khám phá của bạn ví dụ như 1 thành phố, độ tuổi nhất định, nhân khẩu học,…
- People connect to your Page được hiểu là Những người kết nối với page của bạn. Nếu bạn muốn có thêm thông tin về những người đã like fanpage của bạn thì lựa chọn này là một gợi ý không tồi.
Sau đó, 1 bảng hiện ra để giúp bạn có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về bộ lọc theo mong muốn của Audience Insights:
Xây dựng Audience để bắt đầu nghiên cứu
- Location: Lọc đối tượng theo vị trí cụ thể ví dụ: quốc gia, thành phố,….
- Age and Gender: Lọc theo độ tuổi và giới tính
- Interest: Lọc theo sở thích – Việc thêm các sở thích cụ thể ở lĩnh vực bạn đang làm sẽ giúp ích rất nhiều trong việc khám phá audience.
- Connection: Lọc theo đối tượng đã kết nối với Fanpage, ứng dụng của bạn
- Advanced: Chế độ lọc nâng cao giúp bạn lọc Audience một cách kỹ càng theo các tiêu chí:
- Behaviors: Lọc theo các hành vi cuả người sử dụng như: loại thiết bị di động đang dùng, hành vi thanh toán qua Facebook, đối tượng nước ngoài sinh sống địa điểm tìm hiểu, hành vi tham gia vào các ngày lễ, mùa giải , hành vi du lịch,…
- Language: Ngôn ngữ được audience sử dụng
- Relationship Status: tình trạng hôn nhân của đối tượng nhắm đến, bao gồm: độc thân, trong một mối quan hệ, đính hôn, có gia đình, hoặc không rõ. Ngoài ra còn có khuynh hướng giới tính (có sở thích đặc biệt với nam hoặc nữ)
- Education: Trình độ học vấn của đối tượng khách hàng nhắm đến
- Work hay Job title: Nghề nghiệp. Bạn có thể lọc bằng cách điền chức danh nghề nghiệp cụ thể, ngoài ra có thể lọc đối tượng theo môi trường làm việc như: văn phòng tại nhà, văn phòng nhỏ, hoặc công ty/tập đoàn.
- Market Segments: Phả hệ – Có thể lọc theo tôn giáo, thế hệ gia đình, thành phần gia đình.
- Parents: tình trạng con cái – Có thể lọc gia đình theo dộ tuổi của con cái như: có trẻ em 0-3 tuổi, 4-12 tuổi, 13-15 tuổi, 14-19 tuổi, đang có thai hoặc có thể chọn tất cả
- Politics (US): Chính trị (chỉ có dữ liệu của US) , có thể lọc theo việc hoạt động chính trị tích cực, hoặc theo chủ nghĩa tự do, bình đẳng,….
- Life Events: Các sự kiện quan trọng trong đời như: xa nhà, xa quê hương, có tình yêu xa, có công việc mới, mối quan hệ mới, mới chuyển nhà hoặc có sinh nhật sắp tới sẽ giúp bạn định ra phương án chiến lược tốt hơn.
Khám phá dữ liệu được hiển thị
Sau khi bạn cài đặt các thông tin audience cần lọc, kết quả sẽ được tính toán và hiển thị ở khu vực còn lại của màn hình khi audience của bạn đủ lớn. Một loạt các thống kê sẽ được xây dựng về lượng audience của bạn, mình sẽ minh họa chi tiết qua ví dụ sau :
Giả sử mình cần tìm hiểu về khách hàng có những đặc điểm sau:
- Location: United State
- Age: 20 – 45
- Gender: Nam
- Interests: Yoga
- Relationship Status: Độc thân & đang hẹn hò (những người chưa có gia đình)
- Thích giới tính: Nữ
Dễ dàng thấy có tất cả 1 triệu đến 1,5 triệu người hoạt động hàng tháng phù hợp với tiêu chí mà bạn đề ra. Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về kết quả tìm được.
Demographic (nhân khẩu học)
Đầu tiên Facebook đưa ra cái nhìn tổng quan về tình trạng nhân khẩu học của audience mà bạn quan tâm, bao gồm các thông tin về độ tuổi, giới tính, lối sống, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, nghề nghiệp.
Age and Gender ( Tuổi và giới tính)
- Do đối tượng được chọn là nam, nên bạn có thể thấy 100% là nam
- Facebook đưa ra tỉ lệ về độ tuổi trong khoảng 20 đến 45 tuổi bạn đang xét=> 18 đến 24 tuổi chiếm 23%, 25 đến 34 tuổi chiếm 51% và 35 đến 44 tuổi chiếm 24%
Relationship Status & Education Level (Tình trạng hôn nhân và học vấn)
- Đối tượng độc thân chiếm tỉ lệ 67% và đang hẹn hò chiếm 33% . Do nhắm đến đối tượng chưa lập gia đình nên mình đã lọc tình trạng hôn nhân theo 2 đối tượng này.
- Tương tự với học vấn tỉ lệ đang học trường trung học chiếm 7%, trình độ đại học chiếm 69%, cao học chiếm 24%.
Như đã đề cập bên trên dữ liệu chỉ mang tính tương đối, nguyên nhân chính là do người dùng “lười” cập nhật thông tin trên Facebook hoặc khai báo thông tin ảo. Hơn nữa, những thống kê này được lập ra do thu thập thông tin từ sự khai báo của người dùng do đó bạn cần lưu ý hơn.
Job Title : Nghề nghiệp
Có thể dễ dàng thấy được trong số khách hàng mình đang quan tâm, đa số đang làm các ngành nghề thuộc quản trị viên, quản lý, bán hàng, sản xuất,….
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/724/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2444/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2285/
Page Likes (các trang đã thích và các chủ đề quan tâm)
- Top Categories : Khi mới sử dụng, Facebook luôn đưa ra 1 danh sách gợi ý sở thích để bạn chọn. Sở thích của bạn sẽ được facebook lưu lại để dễ dàng thống kê thành nhóm đối tượng. Khi xem mục Page Likes sẽ hiện thị bảng cho biết các top sở thích của lượng audience bạn đang nghiên cứu.
- Page Likes: Bảng này sẽ tổng hợp lượt thích các Fanpage của lượng audience bạn đang quan tâm, Audience Insights sẽ thống kê top đầu các trang có chung khuynh hướng sử dụng với tệp đối tượng của bạn nhiều nhất.
Trong đó:
+ Relevance: xếp hạng độ liên quan của page đó đối với audience của bạn dựa vào số lượng like page trong tổng số audience, relvance = 1 là có liên quan nhiều nhất.
+ Audience: biểu thị số lượng người trong đối tượng nghiên cứu của bạn đã like trang.
+ Affinity: biểu thị mức độ quan hệ giữa audience và trang.
Hai chỉ số affinity và audience là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng Relevance.
Location (vị trí)
Để tìm hiểu vị trí tập trung đông đúc lượng audience bạn đang nhắm đến cũng như ngôn ngữ chủ yếu mà họ sử dụng bạn có thể xem trong tab Location. Vẫn ví dụ về khách hàng ở bên trên, có thể thấy lượng audiece đến từ Los Angeles và New York chiếm phần lớn.
Activity (Hoạt động)
Tab này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin:
- Frequency of Activities có thể hiểu là Tần suất hoạt động. Ở mục này sẽ hiển thị thống kê dưới dạng biểu đồ dựa trên hoạt động like page, like bài viết, lượt bình luận, chia sẻ bài ,nhận khuyến mãi, nhấn vào quảng cáo trong 30 ngày gần nhất trên Facebook của nhóm audience bạn đang quan tâm. Từ đó bạn dễ dàng đưa ra đánh giá thông qua so sánh số liệu này với 1 lượng audience khác hoặc so sánh với mặt bằng chung của Facebook.
- Device Users cung cấp thông tin về thiết bị người dùng sử dụng. Bạn có thể biết được loại thiết bị nào được đa số audience sử dụng để online Facebook trong 30 ngày qua.
Sử dụng Facebook Audience Insights thế nào để target hiệu quả ?
Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn sẽ có được khi trải nghiệm công cụ Audience Insights của Facebook.
Là một nhà quảng cáo thông minh, bạn cần phải có năng lực phán đoán và tìm kiếm thông tin từ bên ngoài từ việc tìm kiếm trên Google, tìm hiểu sở thích, hành vi, lối sống của Qudience bạn muốn nhắm đến sau đó tỏng hợp lại rồi dùng Audience Insights phân tích sâu hơn. Cách làm này sẽ giúp bạn tránh bỏ sót từ khóa từ đó xác định rõ ràng target của mình.
Giả sử bạn đang muốn quảng bá hay kinh doanh những lĩnh vực high-end products hoặc high-end service, giá trị cao như bất động sản, xe hơi chẳng hạn. Bạn đã xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu cảu bạn hay chưa?
Do đó bạn phải vận dụng tư duy của mình để vẽ ra chân dung của họ trước. Ví dụ, bạn chọn đối tượng khách hàng là những người ở ở độ tuổi trên 27 hoặc ít nhất là 25, mình khuyến khích 27-30 trở lên và thường sử dụng các thiết bị, đồ dùng, dịch vụ giá trị cao như: các dòng điện thoại đời mới của Iphone, sống tạo các khu chung cư cao cấp như Sunrise City, Vista An Phú, Phú Mỹ Hưng, Vinhome Central Parks,…
Từ đó bạn có thể lọc thông tin cần thiết và gom tệp đối tượng cho những khách hàng có đủ khả năng mua các sản phẩm high-end products hoặc trải nghiệm high-end service của bạn. Nếu chỉ sử dụng Audience Insights, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều điều.
Kết luận:
Mình đã dành khá nhiều tâm huyết để tổng hợp các thông tin hữu ích cho các bạn trong việc sử dụng công cụ Audience Insights giúp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Rất mong các bạn hài lòng khi đọc bài viết này. Nếu có thắc mắc gì về bài viết, hãy để lại comment nhé!
Theo: Kiến thức Marketing – Cafe Kinh Doanh