Vị trí CEO là gì? Đối với 1 người CEO tài năng thì không chỉ cần tư duy tốt, tầm nhìn chiến lược, nhanh nhẹn, quyết đoán, tố chất lãnh đạo, luôn luôn cập nhật các kiến thức quản trị mới,…. hay nói cách khác đây sẽ là 1 vị trí mà luôn học tập không ngừng nghỉ trên mọi phương diện của kinh doanh.
Toc
Bên cạnh việc luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức thì CEO vẫn phải dẫn dắt công ty và xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân. Vậy bản chất thì CEO là gì và để xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO thì cần làm những gì?
Khái niệm CEO là gì?
CEO là viết tắt của từ Chief Executive Offcer nghĩa là giám đốc điều hành, đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng, thực hiện các chính sách đến từ phía hội đồng quản trị. Đây là một chức vụ rất cao trong công ty, chính vì thế trách nhiệm và nghĩa vụ của CEO là rất lớn và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công chung của toàn bộ hoạt động công ty.
Trách nhiệm và nhiệm vụ của CEO cần làm là lên kế hoạch, thực hiện và định hướng từng chiến lược kinh doanh, Marketing của công ty nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của công ty.
CEO cần đảm bảo khả năng lãnh đạo của đơn vị tổ chức, luôn luôn phải duy trì kiến thức (nhận thức), phải hiểu và nắm bắt được khách hàng, thị trường,…Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng lớn để có CEO. Đôi khi có những doanh nghiệp người đứng đầu vừa là người sáng lập ra công ty đồng là chủ sở hữu.
Bài viết cùng chủ đề:
Vai trò của CEO trong công ty, doanh nghiệp.
Qua những gì Cafekinhdoanh.net đã chia sẻ ở bên trên, có lẽ bạn đã hiểu hơn về CEO là gì và làm gì? Cũng như đã nắm bắt được trách nhiệm mà CEO cần phải gánh vác. Dưới đây là những vai trò của CEO trong công ty, doanh nghiệp:
- Vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty(doanh nghiệp)
- Có trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như những hướng đi cụ thể của công ty.
- Chỉ đạo và điều hành xây dựng doanh nghiệp, thực hiện và triển khai các kế hoạch mà công ty đề ra.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về tài chính, lợi nhuận và sự tăng trưởng công ty. Nhằm đảm bảo được các mục tiêu ngắn và dài hạn.
- Nêu ra những ý kiến, đề xuất giúp hoàn thiện các bộ máy trong công ty.
- Xây dựng văn hóa công ty, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu.
- Quyết định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty
- Phê duyệt các vấn đề liên quan đến tài chính, kiểm soát và đánh giá.
- Tổ chức, điều hành, đánh giá hoạt động của công ty theo định kỳ.
- Các dư án phát triển, đa dạng sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm tung ra thị trường.
- Lên kế hoạch nhân sự và tuyển dụng. Các chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, cơ chế lương thưởng. Thẩm duyệt kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
- Cơ cấu, thiết lập lại bộ máy quản lý, vận hành sao cho hiệu quả nhất.
Đây là những vai trò và trách nhiệm của một CEO cần đảm nhiệm trong một công ty(doanh nghiệp). Nhưng trên thực tế tính chất và khối lượng công việc sẽ nhiều hơn rất nhiều.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/946/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/201/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2325/
Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân đối với CEO
Hiểu một cách đơn giản nhất về thương hiệu cá nhân hay nhân hiệu của CEO đó chính là hình ảnh, cảm xúc khi ai đó nhắc đến hoặc nhìn thấy tên của thương hiệu đó. Một vị lãnh đạo có hình ảnh tốt sẽ tạo nên cảm tình nào đó đối với doanh nghiệp đó.
Điều này giúp công việc kinh doanh của công ty(doanh nghiệp) có chiều hướng tốt hơn, và đương nhiên nếu có sự ác cảm sẽ khiến doanh số bị ảnh hưởng, còn về mặt nhân sự sẽ khó để chiêu mộ nhân tài.
CEO luôn phải cân bằng, cam kết, tin tưởng giữa nhân viên của mình và các đối tác như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển. Nhưng để đạt được điều này, CEO cần phải có thương hiệu cá nhân cho riêng mình, điều này sẽ khiến đối tác, coi trọng và nể phục. Cũng như có tiếng nói với đúng vai trò CEO đang nắm giữ.
5 bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO
Cải thiện tìm kiếm
Ở thời đại công nghệ 4.0, tất cả mọi người đều có chung sở thích tìm kiếm. Khi bạn vừa giao tiếp với một ai đó, có thể là khách hàng, đối tác hoặc nhận được danh thiếp của một ai đó, khả năng cao bạn sẽ được họ tìm kiếm thông tin trên Google. Liệu họ sẽ tìm kiếm được những thông tin nào về bạn trên mạng?
Khi kết quả tìm kiếm thấy bạn hiện đang là đại diện cho một công ty (doanh nghiệp) nào đó hay chỉ là những thông tin ngẫu nhiên với bất kỳ một ai đó. Mặc dù trước đó bạn có đưa danh thiếp, thì việc ảnh hưởng bởi những gì họ đang tìm kiếm là điều rất dễ hiểu.
Tuy nhiên, khi bạn xuất hiện trên truyền thông hay một đài truyền hình nào đó, chắc chắn hình ảnh của CEO sẽ phổ biến rộng hơn, cũng như đem lại trải nghiệm tích cực mà CEO đã tạo dựng với các đối tác trong môi trường ngoại tuyến.
Có những bài viết chuyên sâu
Những bài viết có kiến thức chuyên sâu, khả năng nắm bắt xu hướng tốt và có tầm nhìn sâu, bao quát mọi vấn đề và thách thức là cách mà CEO gây dựng lên thương hiệu, tạo sự tín nhiệm, kỹ năng tư duy của một giám đốc điều hành.
Khi ra đời một bài viết nào đó, trên trang cá nhân, hay công ty, có thể là website…thì CEO cũng cần phải tạo cho mình một nền tảng để thường xuyền nói về các thành tựu, thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt, cơ hội để phát triển.
Tuy nhiên, một giám đốc điều hành, việc viết một bài viết nào đó thật sự là rất khó, bởi quỹ thời gian cho việc đó hoàn toàn không có. Nên giải pháp tối ưu đó là thuê ngoài để giúp CEO có thể xây dựng chiến lược PR cho riêng mình.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2130/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2281/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2450/
Giải thưởng và sự tôn vinh
Những giải thưởng quan trọng và có sự tôn vinh luôn là cách tạo dựng thương hiệu cá nhân không thể thiếu bởi đây là sự tin tưởng của công ty (doanh nghiệp) và lãnh đạo.
Ngoài ra, truyền thông nội bộ và khuyến khích nhân viên của mình chia sẻ thông tin đặc biệt là trong mạng lưới quan hệ của họ. Cơ hội này giúp khẳng định vị thế với nhân viên về những cống hiến của CEO dành cho công ty (doanh nghiệp).
Xuất hiện trên truyền thông
Được sự công nhận bởi một bên thứ 3 nhất là truyền thông sẽ đem lại tính thuyết phục hơn rất nhiều hơn “tự nói về mình”. Truyền thông là một phương tiện giúp tăng sự hiện diện và độ khả tín.
CEO nên liên kết với biên tập và phóng viên của các tác phẩm quan trọng – họ sẽ hàng ngày cần đến tầm nhìn lĩnh vực mà bạn đang nắm giữ.
Xây dựng kênh Social
Đây là một những kênh truyền thông vô cùng chất lượng khi làm thương hiệu cá nhân. Khi sử dụng phối hợp trên các nền tảng như: Linkedin, Behance , Pinterest, Facebook Fanpage ,… CEO sẽ tiếp cận đến rất nhiều đối tượng, giúp gia tăng thương hiệu cá nhân của mình, nhằm thu hút các đối tác tiềm năng. Tuy nhiên Social luôn là con dao hai lưỡi nếu như bạn quá nóng vội thể hiện cảm xúc.
Hi vọng bài viết này bạn đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về CEO, cũng như làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân CEO tốt nhất.
Nguồn: CafeKinhDoanh.Net