Trade Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Nhưng có rất nhiều người vẫn tò mò không biết Trade Marketing là gì?
Toc
Vai trò trách nhiệm của người làm Trade Marketing thế nào? Cùng CafeKinhDoanh.Net tìm hiểu ở bài viết dưới đây:
Trade marketing là gì?
Với các chiến lược Marketing thông thường sẽ target khách hàng mục tiêu qua các phương tiện truyền thông như: truyền hình, Social, Báo Online,… thì Trade Marketing lại nhắm đến đó là lấy điểm bán làm trung tâm và tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng.
Khái niệm Trade Marketing hay được hiểu là Marketing tại điểm bán, được biết đến là bộ phận nằm vị trí trung gian giữa Sales và Marketing.
Công việc mà Trade Marketing sẽ làm đó là triển khai các hoạt động, chương trình về cả Sales và Marketing tại điểm bán. Thông qua đó nâng cao trải nghiệm người mua hàng và nhà bán lẻ để có được lợi nhuận về doanh số.
Ngoài ra công việc của một Trade Marketing là tập trung nghiên cứu và thực thi các kế hoạch tiếp cận và tạo cảm nhận tốt nhất về sản phẩm của công ty tại các điểm bán, hội chợ, event, trung tâm thương mại,…
Tóm lại việc của một nhân viên Trade Marketing là làm sao để các nhà phân phối, đại lý bán lẻ gắn bó và nhập hàng của bạn. Bên cạnh đó cần đảm bảo sản phẩm, banner quảng cáo sẽ được bày ở vị trí tốt nhất, lọt vào tầm mắt của khách hàng mỗi khi đi mua sắm.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/1236/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1365/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1258/
Nếu truyền thông và quảng cáo đang lo đấu đá nhau trong việc chiếm lấy vị trí trong lòng khách hàng thì Trade Marketing lại chủ yếu đánh vào kênh phân phối và điểm bán.
Bài viết cùng chủ đề:
Vai trò & trách nhiệm của người làm Trade Marketing
Khi các doanh nghiệp hiểu được Trade Marketing sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc đưa ra các chiến dịch quảng cáo tại điểm bán, chiến lược phân phối đúng đắn và phù hợp với các chiến lược PR, quảng cáo nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện.
Doanh nghiệp sẽ thấu hiểu được từ phân tích, đánh giá nhu cầu đến việc mong muốn của nhà bán lẻ và khách mua hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết rõ nên áp dụng những chiến lược nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho từng nhóm đối tượng trong mỗi chiến lược Trade Marketing.
Theo nghiên cứu, thống kê thì 75% quyết định mua hàng sẽ được thực hiện ngay tại điểm bán, có tới 35% khách hàng sẽ sẵn sàng thay đổi quyết định mua hàng bởi các tác động khác tại điểm bán. Hiện nay tại Việt Nam có hơn 1.000.000 điểm bán đang mở cửa hàng ngày điều này chứng tỏ Trade Marketing đang có một cơ hội phát triển cực lớn.
Đặc biệt với nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thì không thể không đầu tư phát triển đội ngũ Trade Marketing để cạnh tranh trong thời buổi hiện nay.
Những yếu tố quyết định “thành – bại” của Trade Marketing
Khả năng tư duy địa điểm bán hàng
Địa điểm bán hàng (POPs) đây là nơi mà khách hàng đưa ra quyết định mua hay sử dụng sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Ngày xưa, POPs chưa thực sự được quan tâm vì nghĩ việc làm này chỉ là để đưa sản phẩm từ nhà máy đến cho người sử dụng.
Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đã ngộ ra rằng POPs vô cùng tiềm năng và đó là chìa khóa thành công không thể thiếu cho doanh nghiệp.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2467/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2444/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1056/
Cuộc đua giành cứ điểm
Người mua hàng thường bị thu hút trong 1 vài giây đối với 1 điểm bán hàng. Theo thống kê thì trong 29% khách mua hàng ngẫu nhiên thì có tới 18% khách hàng cho biết bị ảnh hưởng bởi trưng bày, 24% bị lôi kéo bởi các dãy kệ trưng bày bên ngoài và 17% là bị tác động bởi các chương trình Promotion khuyến mãi, giảm giá.
Ấn tượng ban đầu luôn là một lợi thế khi khách mua hàng tiếp cận tới sản phẩm tại điểm bán. Chính vì thế sản phẩm cần đặt ở vị trí trưng bày tốt, thêm vào đó cần áp dụng thêm nghệ thuật trưng bày và sắp đặt để có được hiệu quả quảng bá tốt nhất cho sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn.
Cạnh tranh để được trưng bày sản phẩm tại các vị trí đắc địa tại điểm bán là vô cùng khắc nghiệt, vì thế đội ngũ nhân viên Trade Marketing, nhân viên Sales vốn không được phép mệt mỏi.
Hiểu được thói quen của người tiêu dùng
Thói quen tiêu dùng sẽ bao gồm nhiều yếu tố dẫn đến quyết định mua hàng như: nhu cầu, địa điểm, thời gian, tần suất,…. Những yếu tố này sẽ giúp bộ phận Trade Marketing đưa ra được các chương trình khuyến mại, tặng quà ngay tại điểm bán được hiệu quả hơn.
Kết luận Trade Marketing là một công cụ chăm sóc, nuôi dưỡng quá trình phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp. Nếu triển khai tốt Trade Marketing sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập được hệ thống bán hàng, nâng cao doanh số và cạnh tranh với đối thủ.
Theo: Cafe Marketing