Để định giá sản phẩm với 1 mức giá phù hợp mà vẫn có mức lợi nhuận cao nhưng không mang lại cho khách hàng cảm giác “giá trên trời”, “đắt”,… thì làm thế nào?
Định giá sản phẩm thế nào mới hợp lý? Đây là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp khi đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới. Đừng lo chỉ với 5 bước tính toán cơ bản bạn sẽ có thể đưa ra được 1 mức giá sản phẩm hợp lý.
Khi áp dụng công thức định giá sản phẩm này bạn có thể tính toán cho rất nhiều sản phẩm cả về bán lẻ hay thậm chí là bán sỉ.
Cách tính định giá sản phẩm bán ra chính xác
Bước 1: Tính giá vốn cho sản phẩm
Giá vốn được hiểu là giá gốc của 1 sản phẩm hoàn chỉnh (tiếng anh là Cost of Goods Sold – COGS) chính là tổng chi phí để sản xuất hay nhập hàng (giá thành) thêm vào đó là bất kỳ chi phí phát sinh nào cần thiết liên quan đến việc hoàn thiện và bán sản phẩm như: nhân công, vận chuyển, marketing,… Giá vốn của sản phẩm sẽ được tính với công thức:
Giá gốc = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập hàng) + Chi phí phát sinh khác (Marketing, đóng gói, giao hàng,…).
Bài viết cùng chủ đề:
Bước 2: Tìm hiểu kỹ thị trường, vẽ chân dung khách hàng
Để định giá sản phẩm bán lẻ bạn hãy luôn xác định phân khúc thị trường mà bạn, doanh nghiệp của bạn hướng đến là gì. Ví dụ: sản phẩm, dịch vụ của bạn thuộc lĩnh vực nào, thuộc dòng sản phẩm dịch vụ cao cấp, trung cấp hay thông thường, nhóm đối tượng khách hàng thu nhập ra sao, có giàu hay không?
Nghiên cứu phân khúc thị trường, vẽ chân dung khách hàng luôn là một việc vô cùng quan trọng để có thể từ đó định giá sản phẩm để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh. Nhóm khách hàng tiềm năng của bạn có thói quen chi trả thế nào, quan tâm về chất lượng sản phẩm hay giá.
Hãy nghiên cứu kĩ lưỡng thị trường và nhóm đối tượng khách hàng từ đó tính được giá sản phẩm bán lẻ hay kể cả sỉ để có thể đánh trúng tâm lý khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/524/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2327/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/386/
Bước 3: Xác định biên độ lợi nhuận mong muốn
Hiện nay thường các cá nhân, doanh nghiệp thường áp dụng công thức định giá sản phẩm bằng cách lấy giá gốc nhân đôi để có thể ra được giá bán.
Cách tính giá bán này hiện nay đang là cách phổ biến và đem lại độ an toàn tương đối nhất. Nhưng với cách này sẽ chỉ phù hợp với việc định giá sản phẩm bán lẻ.
Nhưng với thị trường bán lẻ thì còn phụ thuộc vào ngành hàng và mô hình kinh doanh để có thể điều chỉnh giá bán sản phẩm mang lại lợi nhuận cao.
Với những thương hiệu lớn trong mọi ngành thường sẽ nhắm đến mức lợi nhuận vào khoảng 30-50%. Họ chấp nhận lợi nhuận thấp để có thể hướng tới các mục tiêu khác như lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
Với những đại lý bán lẻ, trực tiếp bán đến tay người tiêu dùng mức lợi nhuận nhắm đến sẽ là cao nhất từ khoảng 55 đến 100%. Chính vì thế để định giá sản phẩm bán lẻ, sỉ hay bán cho đại lý đều phải xác định biên độ lợi nhuận mong muốn mà cá nhân, doanh nghiệp hướng tới.
Bước 4: Đặt giá niêm yết cho sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng
Khi đã đặt ra được mức lợi nhuận thì sẽ dễ dàng tính được giá bán sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng với công thức định giá bán lẻ như sau:
Giá bán lẻ = [Giá gốc + (giá gốc x % lợi nhuận)]
Ví dụ: Với giá gốc sản phẩm là 80.000 VND, và % lợi nhuận mong muốn là 100% vậy giá bán lẻ sản phẩm sẽ là: [80.000 + (50.000 x 100%)] = 160.000 VND.
Ở bước 4 này, công thức tính giá sản phẩm đã được áp dụng để tính chính xác mức giá bán ra tới tay người sử dụng theo mức lợi nhuận mà bạn và doanh nghiệp mong muốn. Nếu như chỉ là các loại sản phẩm đơn thuần bán lẻ, với mức giá cạnh tranh và phù hợp thì còn chờ gì mà không bắt tay vào kinh doanh thôi.
Đừng bao giờ bỏ qua công đoạn nghiên cứu đối thủ là các đại lý bán lẻ khác để có thể so sánh về giá bán sau cùng của sản phẩm có quá cao hay quá thấp so với đối thủ, thị trường không. Nếu mức giá đang vượt quá, hay thấp hơn mức có thể chi tiêu của khách hàng mục tiêu thì bạn nên điều chỉnh lại để có thể dễ dàng bán hàng hơn.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/1872/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/2219/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2327/
Bước 5: Tính giá bán sỉ
Nếu doanh nghiệp của bạn cũng là nhà sản xuất hoặc cũng nhắm tới vừa bán lẻ vừa bán sỉ thì vấn đề quan trọng là không được để ảnh hưởng lợi nhuận giữa giá sỉ và giá lẻ. Bên cạnh đó không được để xung đột lợi ích giữa các đối tác, nhà phân phối bán lẻ.
Lợi thế của việc bán sỉ là số lượng sản phẩm của 1 đơn hàng sẽ lớn hơn nhiều. Chính vì vậy với số lượng lớn thì giá bán sỉ cũng cần thấp hơn. Một mẹo nhỏ được nhiều doanh nghiệp sử dụng đó là chia giá bán sỉ ra nhiều mốc dựa theo số lượng sản phẩm mà có thể lấy một mức giá khác nhau.
Vì thế mà chính sách giá sỉ cũng trở nên đa dạng hơn, khách hàng dù có số vốn nhiều hay ít thì cũng có thể trở thành đại lý bán lẻ.
Ví du:
Sản phẩm A có giá gốc = 50.000 VND, mức lợi nhuận mong muốn là 70%. Vậy tính giá bán lẻ của sản phẩm là [50.000 +(50.000 x 70%)] = 85.000 VND. Các mốc giá sỉ sẽ tính theo số lượng sản phẩm như sau:
- Từ 3 đến 10 sản phẩm: mức lợi nhuận sẽ là 60%/sản phẩm => giá sỉ của sản phẩm sẽ được tính như sau: [50.000 +(50.000 x 60%)] = 80.000 VND/sản phẩm.
- Từ 11 đến 30 sản phẩm: mức lợi nhuận sẽ là 50%/sản phẩm => giá sỉ của sản phẩm sẽ được tính như sau: [50.000 +(50.000 x 50%)] = 75.000 VND/sản phẩm.
- Từ 31 đến 50 sản phẩm: mức lợi nhuận sẽ là 40%/sản phẩm => giá sỉ của sản phẩm sẽ được tính như sau: [50.000 +(50.000 x 40%)] = 70.000 VND/sản phẩm.
- Từ 51 đến 100 sản phẩm: mức lợi nhuận sẽ là 30%/sản phẩm => giá sỉ của sản phẩm sẽ được tính như sau: [50.000 +(50.000 x 30%)] = 65.000 VND/sản phẩm.
Như vậy với công thức luỹ tiến thì mua càng nhiều sản phẩm theo cột mốc, giá sẽ càng giảm. Bên cạnh đó doanh nghiệp của bạn vẫn kiểm soát tốt dòng lợi nhuận thu về. Tất nhiên có thể tuỳ biến sao để hợp lý, không nhất thiết phải áp dụng theo các mốc nếu đối tác là chiến lược hay tiềm năng lớn.
Như vậy bài viết đã chia sẻ công thức định giá sản phẩm bán lẻ, bán sỉ chính xác và đơn giản nhất. Ngoài ra chúng ta cũng có thể áp dụng các cách định giá sản phẩm khác như là: định giá từ chi phí cho sản phẩm, định giá theo sự cạnh tranh,….
Theo: Cafe Kinh Doanh