Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, để tăng doanh số bán hàng các doanh nghiệp rất hay sử dụng chiết khấu thương mại. Vậy chiết khấu thương mại là gì? Cách hạch toán chiết khấu thương mại như thế nào? Chiết khấu thương mại (CKTM) có gì khác với chiết khấu thanh toán. Hãy cùng Cafekinhdoanh tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Toc
Chiết khấu thương mại là gì?
Buôn bán hàng hóa là hoạt động được diễn ra thường xuyên và liên tục ở các doanh nghiệp. Thông thường, việc mua hàng không chỉ được thực hiện với các khách hàng nhỏ lẻ mà còn với những khách có nhu cầu mua số lượng lớn. Khi ấy, người mua hàng sẽ được hưởng chiết khấu thương mại.
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Để tăng doanh số bán hàng, kích thích khách hàng mua hàng với số lượng lớn, doanh nghiệp thường áp dụng chiết khấu thương mại. Có nhiều hình thức chiết khấu thương mại cụ thể như sau:
- Chiết khấu theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên)
- Chiết khấu sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu).
- Chiết khấu sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ).
Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng và thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau. Tuy vậy, cũng có những quy định chung của nhà nước về khoản chiết khấu thương mại này.
Cách hạch toán chiết khấu thương mại
Hạch toán chiết khấu thương mại (CKTM) theo thông tư 200
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 5211 – CKTM
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản CKTM cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.
Theo điều 81 của thông tư 200/2014/TT-BTC thì:
Bên bán hàng thực hiện kế toán CKTM theo những nguyên tắc sau:
Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản CKTM cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản 5211, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM (doanh thu thuần).
Kế toán phải theo dõi riêng khoản CKTM mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn.
Bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ CKTM (doanh thu gộp).
Khoản CKTM phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong trường hợp như:
- Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng.
- Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số CKTM phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
Dưới đây là cách hạch toán khoản CKTM theo từng trường hợp cụ thể của hóa đơn:
Trường hợp 1: Mua 1 lần đạt được CKTM ngay
=> Giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Trường hợp 2: Mua nhiều lần mới đạt được CKTM
=> Số tiền chiết khấu được thể hiện ở lần mua cuối cùng
- Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền ở lần mua cuối cùng -> trừ trực tiếp trên hoá đơn cuối cùng.
- Nếu số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền ở lần mua cuối cùng -> lập 1 hoá đơn điều chỉnh giảm các hoá đơn trước đó.
Trường hợp 3: Số CKTM người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng
=> Phải lập riêng 1 tờ hóa đơn cho phần CKTM đó.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2301/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/700/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1996/
Trường hợp 4: Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán
=> Lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
VD: Công ty A kí hợp đồng với công ty B: nếu mua hàng đạt doanh số 50 triệu thì sẽ được chiết khấu thương mại 5% (11% x 50.000.000 = 5.500.000đ)
Lần 1: Công ty A mua đơn trị giá 45 triệu => Cty xuất hoá đơn bình thường
Lần 2: Công ty A mua đơn trị giá 5 triệu => Đạt điều kiện nhận chiết khấu 5%. Vì số tiền chiết khấu 5tr5 lớn hơn số tiền trên hoá đơn cuối cùng (5tr)
=> Hoá đơn lần 2 vẫn xuất bình thường 5 triệu
=> Và sẽ phải lập thêm một hoá đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các hoá đơn lần 1 và lần 2.
Chú ý:
Với bên bán:
Cuối kỳ, kết chuyển số CKTM đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại.
Với bên mua:
Trường hợp khoản chiết khấu thương mại nhận được sau khi mua hàng, kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
- Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho.
- Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán.
Nợ các TK 111, 112, 331…
Có các TK 152, 153, 156… (giá trị khoản CKTM của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản CKTM của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ).
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
Hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 133
Điểm khác biệt lớn nhất của thông tư 133 so với thông tư 200 khi hạch toán khoản CKTM: Thông tư 133 không có (không sử dụng) tài khoản 521
Khi phát sinh chiết khấu thương mại kế toán hạch toán vào Bên Nợ của tài khoản 511
Về cách hạch toán thực hiện tương tự như phần hướng dẫn tại thông tư 200 nêu trên (Chỉ cần thay Nợ 5211 thành Nợ 511 là được).
Kế toán cần căn cứ vào chế độ kế toán của doanh nghiệp, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hay Thông tư 133/2016/TT-BTC để thực hiện hạch toán, tùy từng trường hợp sẽ ghi các bút toán khác nhau.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/524/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1174/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2405/
Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Cả chiết khấu thanh toán (CKTT) và chiết khấu thương mại (CKTM) đều là những khoản giảm giá nhưng có những khác biệt về khách hàng, thời gian cung cấp chiết khấu, tính chất, xuất hoá đơn… Cụ thể:
Đối tượng khách hàng:
CKTT: Được cung cấp cho khách nếu họ thanh toán hóa đơn hoặc đơn hàng trước thời hạn được quy định.
CKTM: Được cung cấp cho khách nếu họ mua với số lượng hoặc giá trị đạt mức quy định.
Thời gian cung cấp chiết khấu:
- Chiết khấu thanh toán: Được cung cấp ngay sau khi khách thanh toán hóa đơn hoặc đơn hàng trước thời hạn quy định.
Ví dụ: Khách hàng A đã đăng ký sử dụng phần mền bán hàng Kiot với gói sử dụng 3 năm. Hai bên thỏa thuận nếu Khách A thanh toán 1 lần toàn bộ số tiền trên tại ngày ký kết sẽ được nhận chiết khấu là 4%.
- Chiết khấu thương mại: Được cung cấp sau khi khách mua với số lượng hoặc giá trị đạt mức quy định.
Ví dụ: Ví dụ: Khách hàng A đăng ký sử dụng phần mềm bán hàng Kiot với giá gói 1 năm là 1 triệu đồng. Khi Khách A đăng kí sử dụng phần mềm 3 năm thì giá sẽ được giảm là 750.000 cho 1 năm.
Mục đích cung cấp chiết khấu:
- CKTT: Nhằm khuyến khích khách thanh toán nhanh hơn, giảm thiểu chi phí cho công ty và cải thiện dòng tiền của công ty.
- CKTM: Nhằm khuyến khích khách mua với số lượng hoặc giá trị lớn hơn, giúp công ty tăng doanh số bán sản phẩm.
Tính chất:
- CKTT: Thường là một khoản chiết khấu tạm thời và có tính chất tạm thời trong báo cáo tài chính, không làm giảm doanh thu ghi nhận.
- CKTM: Thường là một khoản chiết khấu vĩnh viễn và có tính chất lâu dài trong báo cáo tài chính, làm giảm doanh thu ghi nhận.
Tác động đến tài khoản thuế:
CKTT:
- Bên bán: ghi nhận như khoản chi phí tài chính
- Bên mua: Là doanh thu hoạt động tài chính
=> Giảm thuế TNDN của bên bán và tăng thuế TNDN của bên mua so với việc không có chiết khấu thanh toán.
CKTM:
- Bên bán: giá bán là giá sau chiết khấu thương mại. Vì vậy giảm thuế GTGT đầu ra, giảm thuế TNDN phải nộp.
- Bên mua: giảm trừ trực tiếp trên hoá đơn, giá trị hàng hoá dịch vụ và thuế GTGT đầu vào của bên mua.
Xuất hoá đơn:
- CKTT: Không được trừ vào giá trị hoá đơn.
- CKTM: Xuất hoá đơn với giá trị đã trừ chiết khấu thương mại.
Ví dụ về chiết khấu thương mại
Ví dụ 1: Công ty sản xuất quần áo thể thao quyết định áp dụng một chiết khấu theo số lượng cho các khách mua số lượng nhiều. Giá một bộ là 150.000 VNĐ, nếu khách mua từ 100 sản phẩm trở lên, họ sẽ được giảm giá 2% cho toàn bộ đơn hàng. Nếu khách mua 200 sản phẩm, họ sẽ được giảm giá 5% cho toàn bộ đơn hàng, giảm giá này sẽ được tính trên tổng giá trị của đơn hàng.
Vậy nếu khách mua 100 sản phẩm, họ sẽ được giảm giá 300.000 VNĐ, và phải trả 14.700.000 VNĐ thay vì 15.000.000 VNĐ. Nếu khách mua 200 sản phẩm, họ sẽ được giảm giá 1.500.000 VNĐ và phải trả 28.500.000 VNĐ, thay vì 30.000.000 VNĐ.
Ví dụ 2: Công Ty Bình Minh bán tivi với giá 5 triệu đồng/ chiếc. Công ty có chính sách với các đại lý, nhà phân phối, khách mua từ 10 chiếc sẽ được chiết khấu 3% cho toàn bộ đơn hàng và mua từ 15 chiếc sẽ được chiết khấu 5% cho toàn bộ đơn hàng.
Như vậy, nếu khách nào mua từ 10 chiếc tivi thì họ sẽ được giảm 1,5 triệu đồng và phải thanh toán 48,5 triệu đồng. Nếu khách mua từ 15 chiếc tivi họ sẽ được giảm 3,75 triệu đồng và phải thanh toán 71,25 triệu đồng.
Trong thời đại hiện nay việc sử dụng chiết khấu thương mại hiệu quả sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi ích rất lớn khi kích thích khách mua hàng với số lượng nhiều, tăng số lượng hàng bán ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc áp dụng chiết khấu thương mại cần được tính toán cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và giá trị của sản phẩm.