Khái niệm PR là gì? Để hiểu hơn về thuật ngữ PR, một công việc, ngành nghề đang khá HOT hiện nay hãy cùng CafeKinhDoanh.Net đi sâu và tìm hiểu về PR Marketing nhé!
Toc
PR là gì?
PR (Public Relations) được hiểu đơn giản là quan hệ công chúng. Có khá nhiều người thường hiểu PR là quảng cáo hay bán hàng tại điểm bán. Nhưng không, PR không phải vậy.
PR là quá trình thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt nhất. Bước tiếp theo mới là việc truyền thông tin đến các đơn vị truyền thông để họ chú ý và đưa tin về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp của bạn.
PR khác quảng cáo thế nào?
PR: là việc tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau hay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là doanh nghiệp với cộng đồng. PR giúp cả 2 bên đều có lợi.
PR bao gồm các hoạt động như truyền thông báo chí, xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. PR nội bộ (Truyền thông nội bộ) sẽ giúp kết nối chặt chẽ các cá nhân, phòng ban với nhau để tạo nên văn hoá công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn là việc quan hệ đoàn thể và trách nhiệm đối với xã hội, hợp tác để ứng phó và xử ký khủng hoảng nếu có.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2405/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1289/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/724/
Quảng Cáo: Là hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm tăng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Chính vì thế đây là một phương tiện kích cầu cho doanh nghiệp.
Quảng cáo trong thời điểm hiện tại là một trong những hình thức cạnh tranh trực tiếp với đối thủ. Bên cạnh đó quảng cáo cũng là một phương tiện để truyền tải thông tin chi tiết nhằm thuyết phục khách hàng trải nghiệm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Công việc của người làm PR là gì?
Người làm PR cần có những mối quan hệ khá rộng, thường xuyên sử dụng điện thoại và email để kết nối, liên lạc với các cá nhân, doanh nghiệp để duy trì quan hệ và thương hiệu của công ty. Phạm vi của người làm PR là không giới hạn nhưng cần tập trung các đơn vị cơ quan dịch vụ công cộng, cộng đồng và những tổ chức tự nguyện.
Công việc cụ thể của người làm PR là:
- Lên kế hoạch thực hiện các hoạt động, chiến dịch PR
- Phản hồi các câu hỏi từ truyền thông, đối tác thường bằng điện thoại hoặc email.
- Tạo lập và điều phối các dòng tin tức về doanh nghiệp trên báo chí.
- Đứng ra lên kế hoạch và tổ chức các buổi gặp gỡ báo chí, họp báo hay triển lãm,…
- Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để đưa ra các chiến dịch PR phù hợp
- Viết và chỉnh sửa các bài phát biểu của lãnh đạo công ty.
- Quản lý, xử lý được những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
Đối với mọi chiến dịch PR thì nếu có 1 bản kế hoạch nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng, điều hướng đúng đắn thì sẽ mang lại được hiệu quả cao nhất.
Làm thế nào để 1 chiến dịch PR hiệu quả?
- Xác định chính xác mục tiêu khi tạo dựng mối quan hệ
Mục tiêu của 1 chiến dịch PR sẽ luôn luôn phải phù hợp và song song với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu rõ đối tượng mục tiêu
Khi đã nghiên cứu và xác định được mục tiêu thì đây chính là yếu tố cốt lõi để hoàn thành công việc. Tuỳ vào mục tiêu như thế nào để có thể đưa ra phương pháp truyền thông tối ưu nhất: cách nói chuyện, địa điểm và khi nào là thời điểm tốt nhất để trao đổi thông tin.
- Lên kế hoạch, chiến lược tiếp cận cũng như tạo dựng mối quan hệ
Tuỳ vào mỗi mục tiêu mà sẽ có những phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả. Ở đây, giải pháp là thông điệp được truyền tải đi bằng các phương thức giao tiếp, hành động liên quan đến mục tiêu của bạn.
- Xác định, đưa ra chiến thuật rõ ràng
Chiến lược PR rõ ràng sẽ khiến bạn dễ dàng đi đến đích. Hãy xem xét thật kỹ lưỡng cách dùng nguồn lực của mình để vận hành chiến lược dẫn đến mục tiêu. Lưu ý, mọi việc làm đều ưu tiên hướng đến mục tiêu.
- Thiết lập quỹ ngân sách
Khi thực hiện chiến lược PR, cần chuẩn bị nguồn ngân sách ổn định. Cần phân chia ngân sách ứng với từng mảnh ghép trong chiến lược PR. Bên cạnh đó cần dự trù ngân sách cho các khoản như thuê nhân viên, truyền thông báo chí, phương tiện đi lại,…
- Lên Action Plan
Đây là một bước quan trọng để quyết định được chiến dịch PR có thành công hay không. Bạn cần tuân thủ theo chiến lược đã đề ra.
- Đánh giá kết quả.
Sau mỗi kế hoạch luôn cần những đánh giá, một cái nhìn khách quan về sự thành công, kết quả của chiến dịch. Bạn và doanh nghiệp được những gì, phản hồi từ mục tiêu, từ cộng đồng thế nào về chiến dịch PR này?
Theo: CafeKinhDoanh.Net
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/24/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1104/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2325/