Có nhiều người làm trong lĩnh vực Marketing cho một doanh nghiệp nhưng chưa thực sự hiểu về ma trận BCG là gì? Và ma trận BCG thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và thị phần như thế nào?
Toc
Vậy nên để hiểu sâu hơn về định nghĩa cũng như vai trò của BCG trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ma trận BCG là gì?
Ma trận Boston hay Ma trận BCG chính là từ viết tắt của Boston Consulting Group. Còn được gọi cách khác là chia sẻ tăng trưởng BCG được phát hiện bởi Henderson của nhóm BCG ở những năm 1970.
Lý thuyết của ma trận BCG xây dựng nên nhằm giúp cho các doanh nghiệp định hướng đúng chiến lược tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp của mình. Qua hình thức đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm cụ thể.
Từ đó, sẽ xác định được vị trí của lần lượt các sản phẩm đó trên thị trường có lợi để tiếp tục đầu tư hay không hay sẽ sử dụng phương pháp loại bỏ.
Bài viết cùng chủ đề:
Cách xây dựng ma trận BCG?
Thiết lập ma trận BCG qua tốc độ tăng trưởng của thị trường nhằm mục đích đưa ra những kiến thức công bằng về vị trí của một sản phẩm trên đơn vị SBU so với ngành. Tốc độ tăng trưởng của thị trường trong đó bao gồm: tốc độ tăng trưởng của ngành và tốc độ tăng trưởng sản phẩm.
Khi bạn muốn xem xét đến tốc độ tăng trưởng và thị phần cùng nhau thì cần chú ý đến cả hai mặt là: sự cạnh tranh và tiềm năng của sản phẩm trên thị trường. Làm như vậy, bạn sẽ nhận được những kiến thức được cung cấp đến một cách khách quan và tổng thể nhất về cạnh tranh và các tiêu chuẩn ngành cũng như ý tưởng về tương lai cho một sản phẩm cụ thể.
Cụ thể, khi một doanh nghiệp sử dụng ma trận bcg sẽ được phân loại thì chúng sẽ được chia ra thành bốn góc phần tư khác nhau như ở dưới đây:
- Thứ nhất, Bò sữa: Là thị phần có lợi nhất thể hiện qua việc thị phần cao nhưng tốc độ tăng trưởng thấp.
- Thứ hai, Ngôi sao: Là thị phần có khả năng cạnh tranh cao và tốc độ tăng trưởng cao.
- Thứ ba, Dấu chấm hỏi: Là thị phần không chắc chắn thông qua việc thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng không cao.
- Thứ tư, Chó: Biểu hiện thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng thấp.
Bên trên chính là phân loại chính của 4 nhóm cơ sở đánh giá thị phần và tốc độ tăng trưởng của một sản phẩm được phân tích giả định. Dưới đây sẽ là lý giải chi tiết về từng đặc điểm của chiến lược góc phần tư này:
Thị phần Bò Sữa
Như đã giới thiệu qua ở trên, trong 4 thị trường giả định của ma trận bcg thì thị trường bò sữa đem lại nền tảng kinh doanh tốt nhất. Và sản phẩm ở thị phần bò sữa này đang chiếm được thị phần và vị trí cạnh tranh cao cùng với đó là thị trường tăng trưởng thấp.
Điều này có nghĩa, thị phần Bò sữa chiếm được ưu thế tối đa cho doanh nghiệp bằng cách tạo ra mức doanh thu cao. Chính vì có lợi nhuận đem lại cao cho công ty vì con số doanh thu khủng nên đối với bất kỳ công ty nào thì “Con bò sữa” cũng chính là những điều kiện đầu tiên để đầu tư mạnh ngay từ đầu.
1. https://cafekinhdoanh.net/thi-truong-muc-tieu-la-gi
2. https://cafekinhdoanh.net/nghien-cuu-thi-truong-la-gi
3. https://cafekinhdoanh.net/trade-marketing-la-gi
Cách đầu tư vào “Con bò sữa” xuất phát từ chi phí tiết kiệm nhờ vào những quy mô đường cong. Cùng với đó, SBU đem lại khả năng sinh lợi cao (nhưng lại không có cơ hội phát triển và tốc độ tăng trưởng ngành thấp) nên nhu cầu về vốn đầu tư sẽ không quá lớn và có nhận định sẽ đem lại nguồn lợi lớn.
Ví dụ cụ thể cho mô hình thị phần này là dòng sản phẩm Classics: tốc độ tăng trưởng thấp và thị phần cao nên nhóm sản phẩm M & S Classics được nhiều người lựa chọn.
Thị phần Ngôi sao
Một trong những sản phẩm được đánh giá cao trong đầu tư ở thị phần ngôi sao có lẽ là các sản phẩm viễn thông. Minh chứng là bạn có thể nhìn vào những công ty viễn thông hàng đầu hiện nay sẽ thấy được thị phần của họ rất cao và vị thế cạnh tranh cực mạnh.
Để làm được điều này thì các công ty viễn thông cần dựa vào hai yếu tố: đầu tư và thu hoạch phù hợp với quỹ thời gian và hết sức tiết kiệm.
Nhưng doanh nghiệp thuộc thị phần Ngôi sao đứng độc lập và khả năng bị các công ty cùng ngành khác vượt mặt là điều bình thường. Bởi vậy họ sẽ không ở trong thế bị động khi vị trí bị tụt số.
Ở thị phần ngôi sao thì tất cả các chiến lược tiếp thị sẽ có xúc tiến bán hàng và quảng cáo đều sử dụng cho thị phần này. Ví dụ như, ở nhãn hàng đồ lót M&S được biết đến là nhãn hàng đồ lót dành cho nữ nhưng lại bị hạn chế khi trong môi trường đa kênh.
Cho dù ở thị trường ở Anh đây là nhãn hàng đang dẫn đầu thị trường và có mức tăng trưởng cao và thị phần không nhỏ. Chính vì thế mà việc sử dụng mô hình BCG để phân tích cực kỳ quan trọng.
Thị phần Dấu chấm hỏi
Một công ty hay doanh nghiệp có thể sáng tạo ra một sản phẩm và đạt được mức độ tăng trưởng tốt. Nhưng xét về mặt thị trường thì không được rõ ràng và vị thế SBU tương đối thấp.
Vậy nên, sản phẩm có thể không được khách hàng quan tâm đến nhiều và không mua hàng. Như vậy thì sẽ không giành được thị phần với đối thủ của mình kèm theo đó sẽ là sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng.
Hơn thế, mỗi một sản phẩm có thể làm tăng được sự quan tâm của khách hàng và tạo hiệu ứng đám đông quan tâm đến sản phẩm của bạn. Qua đó, sản phẩm đó của bạn sẽ trở thành một sản phẩm có thị phần cao ở trong thị trường.
Và qua đó thì bạn có thể chuyển đổi sản phẩm đó làm thị phần con bò sữa để đạt được mức doanh thu cao hơn, mức độ cạnh tranh thấp hơn và thị phần cao hơn. Chiến lược trong thị phần dấu chấm hỏi sẽ biến những sản phẩm có thể mang lại nhiều lợi nhuận cao nhưng cũng có thể kèm theo rủi ro là sản phẩm đó nếu không đạt được nhiều sự quan tâm thì cũng có thể bị bỏ đi và loại bỏ khỏi thị trường.
Vậy nên, mấu chốt liên quan trực tiếp đến việc thị phần dấu chấm hỏi là số tiền đầu tư có mang lại lợi nhuận cao hay không? Hay cuối cùng lại bị bỏ dở và lãng phí tiền bạc và công sức của công ty? Câu hỏi này được giải thích bởi các sản phẩm mới có tốc độ tăng trưởng và mức hoà vốn như thế nào. Do đó, công ty hoặc doanh nghiệp cần có được những mức độ chuyển đổi và thống kê một cách chi tiết những thị phần, mà ở đây là thị phần ngôi sao.
Thị phần con chó
Ở thị phần cuối cùng trong góc phần tư BCG này, sản phẩm sẽ được phân loại trong thị phần con chó khi chúng có khả năng cạnh tranh cực thấp và thị trường yếu. Và đó là những ngành có tốc độ tăng trưởng chậm.
1. https://cafekinhdoanh.net/target-la-gi
2. https://cafekinhdoanh.net/top-10-cach-tang-follow-tiktok
3. https://cafekinhdoanh.net/seeding-la-gi
Do đó mà những sản phẩm như thế này không tạo được lượng tiền mặt cao cũng như không có sự đầu tư lớn vào. Những sản phẩm như thế này sẽ được gọi là sản phẩm sinh lời âm chủ yếu vì lượng tiền đầu tư vào sản phẩm có thể sử dụng cho thị phần khác.
Mỗi một doanh nghiệp sẽ cần đưa ra những quyết định về việc lựa chọn nên thoái vốn các sản phẩm này hay cải tiến thay thế thành sản phẩm khác để có thể sử dụng và bán chúng một lần nữa trên thị trường. Bằng mọi cách nếu sản phẩm còn có thể khai thác được thì công th sẽ làm tăng thị phần của sản phẩm đó lên.
Tuỳ thuộc vào lượng tiền mặt đã đầu tư vào hóc phần tư cuối cùng – thị phần Chó có thể giúp công ty thoái vốn hoàn toàn ở sản phẩm hoặc có thể trang hoàng lại sản phẩm qua việc đổi thương hiệu hoặc tính năng của sản phẩm đó. Sau đó, sản phẩm ở thị phần con chó sẽ được chuyển lên thị phần dấu hỏi chấm để có thể cải thiện được tình hình.
Nếu chiến thuật thị phần con chó thành công thì ma trận BCG sẽ đảm bảo được khả năng tăng cường cũng như duy trì được hoạt động hỗ trợ cho thị phần ngôi sao. Còn nếu thị phần này thất bại thì ma trận BCG xảy ra là một sản phẩm là con bò sữa sẽ chuyển sang thị phần ngôi sao ngay sau đó. Do vậy, tầm quan trọng trong chiến thuật và những quyết định của chủ doanh nghiệp rất quan trọng đối với quá trình phát triển và hình thành các thị phần tăng trưởng tốt.
Điển hình như ở dòng sản phẩm Signature chẳng hạn, nhà đầu tư chính đã áp dụng mô hình ma trận BCG cho các khu vực khác nhau và từ đó có thể phát triển tốt được sản phẩm tiềm năng.
Dựa trên phân tích về ma trận BCG, có những chiến lược cụ thể nào?
Nói về quá trình phân tích ma trận BCG có thể đưa ra những chiến lược cụ thể nào thì bạn có thể vận dụng những kiến thức về 4 chiến lược cụ thể dưới đây:
Chiến lược xây dựng
Đây là chiến lược mà chủ đầu tư sẽ thực hiện đầu tư vào sản phẩm bằng cách gia tăng thị phần. Chẳng hạn như việc thúc đẩy thị phần dấu chấm hỏi vào thị phần ngôi sao và cuối cùng là tập trung vào một con bò sữa. Như vậy rất dễ tạo ra được một chuỗi thành công.
Chiến lược nắm giữ
Chiến lược nắm giữ là việc mà công ty sẽ đầu tư hoặc có các cam kết để đầu tư vào một sản phẩm trong góc phần tư của thị phần. Ví dụ như có thể giữ một ngôi sao ở một khoản đầu tư lớn sau đó sẽ chuyển thành một con bò sữa.
Chiến lược thu hoạch
Chiến lược thu hoạch chính là chiến lược quan sát đúng nhất trong thị phần con bò sữa. Mà ở đó công ty sẽ giảm số tiền đầu tư và cố gắng lấy dòng tiền tốt nhất từ sản phẩm để tăng lợi nhuận chung lên.
Chiến lược thoái vốn
Trong tất cả các thị phần thì chiến thuật thoái vốn thể hiện cách quan sát và đưa ra quyết định trong các trường hợp mà các thị phần tốt hoặc không. Mà ở đó, thị phần con chó thường sẽ được thoái vốn để giải phóng ra số tiền mà doanh nghiệp bị mắc kẹt lại.
Từ những phân tích trên các bạn có thể thấy được ma trận BCG hoặc Boston chính là một trong những hình thức marketing tốt nhất cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư kinh doanh sản phẩm chiến lược. Chính các đề xuất về chiến lược như trên sẽ giúp cho các công ty có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhất trong việc đầu tư.
Trong Marketing thì ma trận BCG chính là một chiếc chìa khóa then chốt mở ra các vấn đề về về thị phần chính và hướng xử lý các chiến lược cụ thể. Do vậy, các doanh nghiệp cần có những sự quan tâm đúng nhất về hình thức ma trận BCG.
Theo: Cafe Kinh Doanh