★

Cafe Kinh Doanh - Tin tức kinh doanh, marketing, khởi nghiệp

Tin tức, kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh - marketing - khởi nghiệp - tài chính

  • Trang chủ
  • Kinh Doanh – Khởi Nghiệp
    • Kiến Thức Kinh Doanh
    • Kiến Thức Marketing
    • Quản Trị Doanh Nghiệp
    • Thương hiệu
  • Kênh kinh doanh
    • Kinh Doanh Online
    • Kinh doanh trên mạng xã hội
    • Kinh Nghiệm Kinh Doanh
  • Blog
  • Tech
  • Real Estate
  • About us
    • Privacy Policy
Trang chủ / Kiến Thức Kinh Doanh / Khái niệm phân tích SWOT là gì? Ứng dụng thế nào hiệu quả?

Khái niệm phân tích SWOT là gì? Ứng dụng thế nào hiệu quả?

Từ lâu, phân tích SWOT đã không còn xa lạ và vô cùng hữu ích đối với mỗi cá nhân cũng như mỗi doanh nghiệp. Đây là một trong những công cụ lợi hại để bạn hiểu rõ sức mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà bạn hay doanh nghiệp của bạn đang phải đối mặt.

Toc

  • 1. Khái hiệm phân tích SWOT là gì?
  • 2. Cách lập ma trận SWOT
  • 3. Related articles 01:
    • 3.1. S: Thế mạnh
    • 3.2. W: Điểm yếu
    • 3.3. O: Cơ hội
    • 3.4. T: Thách thức
  • 4. Related articles 02:
  • 5. Ví dụ về mô hình phân tích SWOT
    • 5.1. S – Strengths: Điểm mạnh
    • 5.2. W – Weaknesses: Điểm yếu
    • 5.3. O – Opportunities: Cơ hội
    • 5.4. T – Threats: Thách thức

Vậy phân tích SWOT là gì và sử dụng mô hình này như thế nào để đạt hiệu quả tối đa, hãy cùng tìm hiểu nhé.

swot la gi

Khái hiệm phân tích SWOT là gì?

SWOT được viết tắt của 4 chữ :

  • Strenghts (Thế mạnh): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế so với đối thủ
  • Weaknesses (Điểm yếu): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ
  • Opportunities (Cơ hội): Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế
  • Threat (Thách thức, mối đe dọa): Nhân tố môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án

Như vậy, phân tích ma trận SWOT chính là phương pháp chiến lược được sử dụng để giúp cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện tại so với các đối thủ cạnh tranh, cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cho dự án.

Dựa vào phân tích SWOT, doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định những yếu tố khách quan – chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó. Từ đó, có kế hoạch cụ thể và chi tiết để thực hiện mục tiêu một cách dễ dàng hơn.

mo hinh swot

Bài viết cùng chủ đề:

  • Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?
  • Giá vốn bán hàng là gì? Cách tính giá vốn

Cách lập ma trận SWOT

Để lập mô hình phân tích SWOT là không dễ đối với người mới bắt đầu. Tuy nhiên, chỉ cần bạn nắm rõ các nguyên tắc và nguyên lý của ma trận, phối hợp ý tưởng của các thành viên trong tổ chức của bạn, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một ma trận SWOT hợp lý.

Bên cạnh đó, bạn sẽ cần thời gian để dần quen và vận dụng hiệu quả ma trận SWOT này.

Một mô hình ma trận SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ hội (O), và Nguy cơ (T).

Related articles 01:

1. https://cafekinhdoanh.net/chuc-nang-cua-thi-truong

2. https://cafekinhdoanh.net/ship-cod-la-gi

3. https://cafekinhdoanh.net/hanh-vi-khach-hang

4. https://cafekinhdoanh.net/chiet-khau-thuong-mai

5. https://cafekinhdoanh.net/he-thong-pos-la-gi

Cụ thể như sau:

Sau khi đã hiểu kỹ hơn về S, W, O, T,  giờ là lúc bạn sẽ cần phải lấp đầy thông tin ở bảng phân tích trên. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần phải trả lời hàng loạt những câu hỏi liên quan đến từng yếu.

phan tich swot

S: Thế mạnh

Khi phân tích SWOT thì S chính là thế mạnh. Điểm mạnh của một doanh nghiệp thường là các yếu tố nội bộ có thể giúp doanh nghiệp phát triển và xây dựng lợi thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Các yếu tố này doanh nghiệp có thể kiểm soát được:

  • Thế mạnh mà doanh nghiệp bạn đang có là gì?
  • Những mảng nào bạn cho rằng công ty mình đang làm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh?
  • Nguồn tài nguyên nào chỉ doanh nghiệp của bạn mới có hoặc có được với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh?
  • Những người trong ngành nhận xét đâu là thế mạnh của doanh nghiệp của bạn?
  • Yếu tố nào dẫn đến các đơn hàng của công ty bạn được gọi là thành công?
  • Lợi điểm bán hàng độc nhất của công ty bạn là gì?
  • Nhóm khách hàng mua hàng của bạn thuộc độ tuổi nào, nhu cầu ra sao, có dễ tính trong việc lựa chọn mua hay không?
  • Dịch vụ hỗ trợ bán hàng của bạn có điểm nào vượt trội?
  • Kênh bán hàng online nào mà bạn cho là đang hiệu quả nhất?
  • Nguồn vốn tiền mặt của bạn có cao hơn so với đối thủ cạnh tranh?

W: Điểm yếu

Trong ma trận SWOT thì W sẽ là điểm yếu. Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp của bạn đang phải đối mặt.

Nếu như muốn có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên thị trường, bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này. Và để liệt kê đầy đủ những điểm yếu này, bạn có thể sử dụng những câu hỏi sau:

  • Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
  • Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
  • Sản phẩm của bạn có lợi thế gì để cạnh tranh với đối thủ?
  • Kênh online mà bạn đang sử dụng có thực sự hiệu quả?
  • Lý do khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của đối thủ mà không phải là của bạn?
  • Dịch vụ hậu mãi dành cho khách hàng của công ty bạn đang áp dụng có hiệu quả không?

swot

O: Cơ hội

Trong phân tích SWOT, O – Cơ hội. Chính là những yếu tố xuất phát từ môi trường bên ngoài nhưng tác động tích cực đến sự phát triển cho doanh nghiệp của bạn.

Những yếu tố này có thể giúp ích nhiều cho sự thành công của doanh nghiệp của bạn. Hãy trả lời lần lượt những câu hỏi dưới đây và ghi đáp án vào ô Cơ hội nhé:

  • Trong thị trường trọng tâm mà doanh nghiệp của bạn đang phát triển có xu hướng nào đang tồn tại để khách hàng tiêu thụ sản phẩm bạn đang cung cấp trong tương lai?
  • Doanh nghiệp của bạn có thể nắm bắt sự kiện nào của thị trường để có thể phát triển?
  • Đối thủ của bạn đã biết vận dụng kênh quảng cáo online để bán hàng hiệu quả hay chưa?
  • Chi phí quảng cáo online có rẻ hơn quảng cáo truyền thống bao nhiêu?
  • Bạn có tiếp cận được những khách hàng mua hàng tiềm năng mà các công cụ quảng cáo Offline không tiếp cận được ?
  • Các công cụ quảng cáo online có giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng và bao quát hơn không?

phan tich swot la gi

T: Thách thức

Thách thức là một phần của phân tích SWOT và được hiểu à T. Thách thức là những yếu tố xuất phát từ môi trường bên ngoài có thể tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Related articles 02:

1. https://cafekinhdoanh.net/khach-hang-muc-tieu

2. https://cafekinhdoanh.net/gmv-la-gi

3. https://cafekinhdoanh.net/muc-tieu-smart-la-gi

4. https://cafekinhdoanh.net/chu-ky-song-cua-san-pham

5. https://cafekinhdoanh.net/cach-doc-bao-cao-luu-chuyen-tien-te

Thông thường, doanh nghiệp không thể kiểm soát được những yếu tố này mà chỉ có thể dự đoán và đề ra những chiến lược để đối phó, vượt qua thách thức.

  • Những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là ai, bạn có khả năng đối phó?
  • Giá cả vật liệu mà nhà cung ứng của bạn có đảm bảo và duy trì ổn định nguồn hàng trong thời gian dài?
  • Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
  • Hình thức quảng cáo online nào là hiệu quả trong tương lai?
  • Sự thay đổi về hành vi mua hàng online của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?

Trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi tương tự như trên là bạn đã có thể hoàn thành cả 4 yếu tố trong phân tích SWOT. Nhưng như vậy thôi liệu rằng bạn đã hoàn thành? Câu trả lời là chưa.

Bởi nếu chỉ làm sáng tỏ và lấp đầy cả 4 ô S – W – O – T mà không có thêm bất kỳ động thái nào thì ma trận bạn mới xây không hoàn toàn có ý nghĩa, và cũng không có tác dụng gì nhiều đối với sự phát triển cho doanh nghiệp của bạn.

Sau khi có ma trận trong tay, hãy tìm mọi biện pháp để phân tích và phát triển SWOT. Phân tích này chỉ có ý nghĩa khi bạn nhìn nhận ra vấn đề và từ đó đưa ra được những giải pháp, những chiến lược kinh doanh, chiến lược quảng cáo phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Người ta gọi đó là “mở rộng SWOT”.

Song song với 4 yếu tố S – W – O – T sẽ là  4 chiến lược căn bản mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình:

  • SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
  • WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
  • ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
  • WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

phan tich mo hinh swot

Ví dụ về mô hình phân tích SWOT

Để bạn có góc nhìn trực quan và hiểu rõ về mô hình phân tích SWOT, sau đây sẽ là ví dụ điển hình về phân tích SWOT của công ty Vinamilk.

S – Strengths: Điểm mạnh

  • Thương hiệu mạnh:  Đây là một thương hiệu quen thuộc và được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng sự dụng trong nhiều năm qua. 
  • Hoạt động Marketing (Các chương trình quảng cáo, PR, Marketing…) đạt hiệu quả cao
  • Đội ngũ lãnh đạo và quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm
  • Danh mục sản phẩm đa dạng, sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thấp hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và thị phần lớn nhất Việt Nam trong số các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại
  • Mạng lưới phân phối rộng khắp, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống
  • Tài chính mạnh
  • Thiết bị và công nghệ hiện đại

W – Weaknesses: Điểm yếu

  • Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu( 60%)  vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỷ giá.
  • Thị phần sữa bột chưa cao, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập khẩu từ Mỹ, Ucs, Hà Lan…. 

O – Opportunities: Cơ hội

  • Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm
  • Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn: Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% dân số) và mức tăng dân số là trên 1%/năm, đây là thị trường rất hấp dẫn. Đồng thời, mức thu nhập bình quân đầu người tăng trên 6%/năm.

T – Threats: Thách thức

  • Ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường sữa như như: Nestle, Dutch Lady, Abbott, Enfa, Anline, Mead Jonhson,..
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
  • Thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro và tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của khách hàng

Trên đây là khái niệm SWOT là gì, cách ứng dụng phân tích SWOT trong doanh nghiệp. Hy vọng, với những phân tích trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ để xây dựng các chiến lược đặc biệt này.

Chúc bạn luôn có những chiến lược đúng đắn và giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh, Marketing của mình.

Theo: Cafe Kinh Doanh

Share24
Tweet
Share

Bài viết liên quan

Số vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu là gì? Ý nghĩa, công thức tính và ví dụ

Các lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh là gì? TOP 11 lĩnh vực kinh doanh tiềm năng nhất [year]

Mô hình AIDA

Mô hình AIDA là gì? Ứng dụng và ví dụ về AIDA hiệu quả trong Marketing

GMV là gì?

GMV là gì? Tầm quan trọng của GMV trong thương mại điện tử

Mục tiêu SMART - nguyên tắc SMART

Mục tiêu SMART là gì? Cách đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART trong Marketing

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chiến lược áp dụng trong Marketing hiệu quả

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chiến lược áp dụng trong Marketing hiệu quả

Bài viết mới

The Unseen Ingredient: The Crucial Role and Selection of Music in Cafes

The Daily Grind: What Happens to Your Body When You Drink One Cup of Coffee Every Day

Highland Coffee: A Deep Dive into Vietnam’s Beloved Coffee Chain

The Morning Savior: Exploring the Top 5 Best Pre-Packaged Instant Coffee Brands

Brewing Success: 5 Crucial Considerations When Starting a Coffee Shop

The Intriguing Origins of Coffee: From Ethiopian Highlands to Global Phenomenon

Bài viết khác

Top 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất năm 2024

Các lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh là gì? TOP 11 lĩnh vực kinh doanh tiềm năng nhất [year]

Highland Coffee: A Deep Dive into Vietnam’s Beloved Coffee Chain

Mô hình C2C là gì?

C2C là gì? Đặc điểm và ví dụ về mô hình C2C

doi ten fanpage facebook

5 Bước đổi tên trang FanPage dễ dàng mới nhất 2020

kinh doanh trực tuyến

Bán hàng thời trang online và những bài học cần biết

Bài viết mới

The Unseen Ingredient: The Crucial Role and Selection of Music in Cafes

The Unseen Ingredient: The Crucial Role and Selection of Music in Cafes

The Daily Grind: What Happens to Your Body When You Drink One Cup of Coffee Every Day

The Daily Grind: What Happens to Your Body When You Drink One Cup of Coffee Every Day

Highland Coffee: A Deep Dive into Vietnam’s Beloved Coffee Chain

Highland Coffee: A Deep Dive into Vietnam’s Beloved Coffee Chain

The Morning Savior: Exploring the Top 5 Best Pre-Packaged Instant Coffee Brands

The Morning Savior: Exploring the Top 5 Best Pre-Packaged Instant Coffee Brands

Brewing Success: 5 Crucial Considerations When Starting a Coffee Shop

Brewing Success: 5 Crucial Considerations When Starting a Coffee Shop

The Intriguing Origins of Coffee: From Ethiopian Highlands to Global Phenomenon

The Intriguing Origins of Coffee: From Ethiopian Highlands to Global Phenomenon

Thông tin hữu ích

KPI là gì? Quy trình xây dựng hệ thống KPI bạn không nên bỏ qua

Dịch vụ ship COD giao hàng thu tiền là gì? Tại sao cần sử dụng?

Chức năng của thị trường là gì? Ý nghĩa và ví dụ

B2C là gì? Phân biệt mô hình B2C với B2B

Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ bạn cần biết

Voucher là gì? Coupon là gì? Coupon khác gì Voucher

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng học phí [year] bao nhiêu?

The Morning Savior: Exploring the Top 5 Best Pre-Packaged Instant Coffee Brands

Ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu đồng

Top 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất năm 2024

Bài viết nên xem

Dịch vụ ship COD giao hàng thu tiền là gì? Tại sao cần sử dụng?

Dịch vụ ship COD giao hàng thu tiền là gì? Tại sao cần sử dụng?

Top 5 lĩnh vực kinh doanh không cần vốn hiệu quả nhất [year]

Top 5 lĩnh vực kinh doanh không cần vốn hiệu quả nhất [year]

5 Bước đổi tên trang FanPage dễ dàng mới nhất 2020

5 Bước đổi tên trang FanPage dễ dàng mới nhất 2020

Bài viết nổi bật

Zalo Marketing là gì? Xu hướng Marketing trên Zalo [year]

Zalo Marketing là gì? Xu hướng Marketing trên Zalo [year]

Ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu đồng

Ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu đồng

WorkShop là gì – Quy trình thực hiện tổ chức một buổi workshop thành công

WorkShop là gì – Quy trình thực hiện tổ chức một buổi workshop thành công

Chuyên mục
  • Blog (28)
  • Kênh kinh doanh (7)
  • Kiến Thức Kinh Doanh (46)
  • Kiến Thức Marketing (46)
  • Kinh Doanh – Khởi Nghiệp (53)
  • Kinh doanh Offline (2)
  • Kinh Doanh Online (19)
  • Kinh doanh trên mạng xã hội (4)
  • Kinh doanh trên sàn TMĐT (1)
  • Kinh doanh với Website (1)
  • Kinh Nghiệm Kinh Doanh (35)
  • Quản Trị Doanh Nghiệp (3)
  • Tài Chính – Ngân Hàng (1)
  • Thương hiệu (6)

Copyright © 2024 cafekinhdoanh.net. All rights reserved.

↑