Có lẽ hai từ “quản trị” càng ngày càng trở nên quen thuộc với chúng ta. Quản trị kinh tế, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp,… Và nhắc đến quản trị, mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau. Hãy cùng chúng tôi dành thời gian nghiên cứu kỹ hơn về quản trị là gì và những yếu tố nào cần có ở 1 nhà quản trị giỏi?
Toc
Quản trị là gì?
Bản thân hai từ “quản trị” cũng đã phẩn nào giúp chúng ta hiểu về nó. Quản trong từ quản lý một đối tượng nào đó, Trị là dùng quyền lực để buộc một đối tượng nào đó phải làm theo một khuôn mẫu nhất định.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị. Theo James Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Hay “Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước.”
Hoặc chúng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản hơn chính là:
- Quá trình thực hiện một chuỗi các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.
- Là hoạt động cần phải thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức để đạt được những mục tiêu chung.
Bản chất của quản trị là gì?
Trên thực tế, quản trị chính là quá trình tạo ra những giá trị thặng dư. Điều đó đồng nghĩa với việc chức năng chính của quản trị là đưa ra những quyết định. Quản trị chỉ thực sự hiệu quả khi luôn đưa ra được những quyết định, những giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả công việc, gia tăng lời nhuận và tiết kiệm tối đa chi phí.
Có 3 điều kiện cơ bản nhất để có thể Quản trị chính là: có chủ thể quản trị, có mục tiêu đặt ra cho chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, có một nguồn tiềm lực.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2276/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/984/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/1381/
Bài viết cùng chủ đề:
Nhà Quản Trị là gì?
Nhà quản trị là người làm việc trong một tổ chức nào đó. Họ có vai trò thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những thành thành viên trong nhóm mà họ phụ trách.
Nhà quản trị cũng chính là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra toàn bộ nguồn lực về con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức nhằm đảm bảo hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.
Đặc điểm cơ bản của một nhà quản trị giỏi
Có rất nhiều yếu tố cần hội tụ trong một người được xem là nhà quản trị giỏi.
Chịu trách nhiệm đến cùng với quyết định của mình
Khi ra quyết định, dù là kết quả thế nào đi chăng nữa thì cần phải chịu trách nhiệm đến cùng với nó và xử lý nó một cách nhanh gọn nhất. Đôi khi cũng phải thừa nhận có rất nhiều người có nét văn hóa đổ lỗi, làm sai điều gì đó sẽ nhanh nhanh chóng chóng tìm cách đổi lỗi cho người khác, tìm một ai đó chịu trách nhiệm cho mình.
Tuy nhiên, một nhà quản trị giỏi sẽ ngược lại hoàn toàn với văn hóa đổ lỗi. Họ không đổ lỗi cho bất kỳ ai mà nên suy xét lại tất cả và cùng cấp dưới giải quyết.
Biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ
Nhà quản trị giỏi cần phải biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ, dám đương đầu với thách thức, đôi khi là chấp nhận mạo hiểm để không bỏ qua những cơ hội “vàng” của công ty, tổ chức.
1. https://cafekinhdoanh.net/archive/2301/
2. https://cafekinhdoanh.net/archive/1021/
3. https://cafekinhdoanh.net/archive/2285/
Suy nghĩ tích cực
Theo bạn nên hay không nên thay đổi? Đó là cơ hội hay là một mối đe dọa. Những nhà quản trị giỏi thường xem đó là một cơ hội hơn là thách thức. Họ luôn đảm bảo rằng những trở ngại không vượt quá cơ hội. Biết nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, nắm bắt cơ hội một cách nhanh nhạy, xử lý tình huống một cách thông minh và luôn suy nghĩ tích cực.
Luôn điềm tĩnh, không nóng vội
Người ta thường nói vui nhà quản trị giỏi thường có một trái tim nóng và một quả đầu lạnh. Thật vậy, nhà quản trị giỏi không nên có tình háo thắng, nóng vội bởi như vậy rất dễ xảy ra những sơ xuất và có thể gấy ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho công ty.
Điều hành hiệu quả các cuộc họp
Đừng xem nhẹ những cuộc họp. Và chúng ta cũng có thể đánh giá năng lực của một người qua cách họ điều hành cuộc họp. Để trở thành nhà quản trị giỏi, bạn phải là người quyết định trước thể loại cuộc họp, chấm dứt cuộc họp ngay khi mục đích cụ thể đã được hoàn thành.
Những nhà quản trị giỏi thường không bao giờ đưa mọi vấn đề ra thảo luận. Họ thường tổng kết và ngừng để buổi sau họp tiếp tục những vấn đề khác.
Quản lý thời gian
Càng làm ở vị trí cao, khối lượng công việc càng nhiều và trách nhiệm càng lớn. Trong một ngày, một nhân sự cấp cao thường phải xử lý rất rất nhiều công việc khác nhau. Vì vậy, nếu kỹ năng quản lý thời gian của bạn không tốt, rất khó để bạn có thể trở thành một nhà quản trị giỏi. Sắp đặt thời gian một cách đạt kết quả tốt giúp họ tiến hành công việc một cách tối ưu.
Tóm lại, quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. Đối với sự phát triển của mọi tổ chức, cộng đồng thì quản trị có nhiệm vụ cực kì quan trọng. Để trở thành một nhà quản trị giỏi không phải trong ngày một, ngày hai. Hãy hiểu rõ bản chất quản trị là gì và công việc bạn muốn theo đuổi, làm bằng đam mê, học bằng đam mê, tương lai không xa bạn cũng sẽ là một nhà quản trị giỏi.