Lợi nhuận gộp là gì? Vai trò và cách tính lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Chắc hẳn các bạn đã nghe qua lợi nhuận rồi đúng không, nhưng còn lợi nhuận gộp là gì thì các bạn đã hiểu rõ chưa? Nếu chưa thì hãy cũng cafekinhdoanh.net tìm hiểu về khái niệm, cách tính cũng như vai trò của lợi nhuận gộp trong kinh doanh nhé.

Tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì?

Khái niệm lợi nhuận gộp

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, công ty sẽ luôn nhận về một khoản lợi nhuận nhất định. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp (Tên tiếng Anh: Gross Profit) là một chỉ số thể hiện tổng lợi nhuận mà công ty đã kiếm được. Đây chính là số lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi tất cả những chi phí liên quan từ quá trình sản xuất cho đến khi bán các sản phẩm hay dịch vụ.

Bản chất của khoản này, thực chất ra chính là khoản thu được sau khi đã lấy phần doanh thu thuần trừ đi cho giá vốn hàng bán. Nhờ đó, quản trị doanh nghiệp mới có thể đánh giá cũng như xác định được các mức độ hiệu quả trong chiến lược kinh doanh đang vận hành tại công ty.

lợi nhuận gộp là gì
Lợi nhuận gộp là gì

Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp được coi là “thước đo thành công” của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ cho biết hiệu quả sử dụng lao động và nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong việc sản xuất các dịch vụ, hàng hóa.

Lợi nhuận thường xuất hiện trong các báo cái tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều loại chi phí sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, như:

  • Nguyên vật liệu
  • Chi phí cho người lao động
  • Phí thiết bị
  • Tiền dịch vụ ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng
  • Các chi phí trong quá trình sản xuất: vận chuyển, kho…

Xem thêm:

Lợi nhuận là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận trong kinh doanh

Công thức và cách tính lợi nhuận gộp

Vậy làm sao để biết cách tính lợi nhuận gộp công thức? Công thức của nó đã được đưa ra như sau:

[Lợi nhuận gộp] = [Doanh thu thuần] – [Giá vốn bán hàng]

Trong công thức này, thì:

  • Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Giá vốn bán hàng chính là khoản chi phí đã sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ cùng với các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cho đến khi đưa ra thị trường.
Công thức lợi nhuận gộp - Gross Profit
Cách tính lợi nhuận gộp – Gross Profit

Ví dụ:

Doanh nghiệp A, sau khi đã thu được một khoản doanh thu của sản phẩm dịch vụ đã trừ ra các khoản thu khác thì doanh thu thuần còn là 150 triệu đồng.

Chi phí để sản xuất hàng hóa, bao gồm sản xuất vật tư và cả chi trả cho công nhân khoảng 80 triệu nữa. Thì lợi nhuận gộp ta có được sẽ là 70 triệu (150 triệu – 80 triệu).

Lý do tính lợi nhuận gộp là gì?

Một vài lý do sau đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao cần tính lợi nhuận gộp là gì?

  • Tính lợi nhuận gộp để đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả và đi đúng hướng hay không.
  • Giúp doanh nghiệp không nhầm lẫn giữa lãi và lỗ, có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.
  • Là thước đo các chiến lược kinh doanh để kiểm soát được các chi phí hợp lý nhất, qua đó đưa ra được những hướng đi tốt hơn.
  • Chỉ số lợi nhuận gộp tốt và rõ ràng cũng sẽ mở ra cơ hội mở rộng kinh doanh, dễ dàng hợp tác và nhận sự từ đầu tư từ các đối tác.
  • Nếu có thực hiện liên doanh hay liên danh thì việc tính lợi nhuận gộp sẽ giúp việc hợp tác giữa các bên tốt hơn.

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp là gì?

Có thể kiểm soát được chi phí trong quá trình sản xuất, thông qua đó có thể tinh giảm bớt đi những chi phí không cần thiết nhằm giúp tối đa hóa được lợi nhuận của công ty.

Quản lý được phần tỷ suất sinh lời nhằm giúp việc phân bổ nguồn vốn được hợp lý cũng như có thể đưa ra được một chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất.

Là mức điểm để đánh giá hoạt động của công ty có hiệu quả hay không để có thể thay đổi hướng kinh doanh kịp thời để tạo ra khả năng sinh lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Giúp việc xem xét để phân phối các loại chi phí theo từng hạng mục phù hợp nhằm kiểm soát được biên lợi nhuận gộp tốt thông qua đó cũng là cách để thu các đối tác đầu tư nếu có kế hoạch mở rộng phát triển kinh doanh.

Thước đo để đánh giá sự phát triển của công ty mình với các công ty khác cùng lĩnh vực trên thị trường đa dạng hiện nay.

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp là gì?

Không phải hiển nhiên mà nó có thể đưa ra một khoản lợi nhuận gộp hợp lý để có thể đánh giá sự phát triển của công ty. Nhưng bên cạnh đó, là rất nhiều yếu tố đã được đưa ra, và các yếu tố này đều ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận gộp. 

Về sản xuất, thì có một số tiêu chí như giá trị nguyên vật liệu khi được thu mua thực tế, chi phí để có thể trả cho các nhân sự lao động của công ty trong quá trình sản xuất hàng hóa cho các mặt hàng. Những chi phí liên quan đến hao hụt, nhập kho, vận chuyển các vật liệu…

Trong quá trình tung sản phẩm ra thị trường, thì các tiêu chí ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp như chi phí thuê mặt bằng, doanh thu bán hàng, chi phí makerting, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến với các đối tượng khách hàng…

Nếu các tiêu chí đó đi theo kế hoạch, được cân đối hợp lý thì chắc chắn lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp thu lại sẽ đạt được theo ý muốn.

Khác biệt cơ bản giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng

Tầm quan trọng của việc biết sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng: Lợi nhuận ròng cho các chủ nợ biết nhiều hơn về tình hình kinh doanh của bạn và tiền mặt khả dụng hơn là lợi nhuận gộp. Khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty của bạn, họ sẽ tham khảo lợi nhuận ròng của doanh nghiệp bạn đề kiểm tra xem nó có đán để đầu tư tiền của họ hay không. Mặt khác, hiểu được xu hướng lợi nhuận gộp có thể giúp bạn tìm cách giảm thiểu giá vốn hàng bán hoặc tăng giá sản phẩm của mình. Và nếu lợi nhuận gộp của bạn nhỏ hơn lợi nhuận ròng, thì bạn biết rằng bạn cần phải tìm cách cắt giảm chi phí của mình.

Người đầu tư cần biết giá trị chính xác của lợi nhuận gộp và ròng để tạo báo cáo thu nhập: báo cáo tài chính phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của bạn. Không biết sự khác biệt giữa hai tài liệu này có thể dẫn đến các tài liệu tài chính không chính xác thể hiện bức tranh không thực tế về doanh nghiệp của bạn. Ba tài liệu tài chính hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng, vì vậy nếu chúng hiển thị thông tin lợi nhuận không chính xác, nó sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ.

Ví dụ, nếu một công ty thuê quá ít công nhân sản xuất cho mùa bận rộn của mình, điều đó sẽ dẫn đến việc trả lương làm thêm giờ cho những công nhân hiện có của mình. Kết quả là chi phí lao động cao hơn và giảm lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, việc sử dụng lợi nhuận gộp làm thước đó lợi nhuận tổng thể sẽ không đầy đủ vì nó không bao gồm tất cả các chi phí khác liên quan đến việc hành một doanh nghiệp thành công.

Về mặt hạn chế của lợi nhuận gộp và thu nhập ròng: Lợi nhuận gộp có thể có những hạn chế vì nó không áp dụng cho tất cả các công ty và ngành nghề. Ví dụ, một công ty dịch vụ sẽ không có chi phí sản xuất cũng như giá vốn hàng bán. Mặc dù thu nhập ròng là thước đo đầy đủ nhất về lợi nhuận của một công ty, nhưng nó cũng có những hạn chế và có thể gây hiểu nhầm. Ví dụ, nếu một công ty bán một tòa nhà, tiền từ việc bán tài sản đó sẽ làm tăng thu nhập ròng trong khoảng thời gian đó. Các nhà đầu tư chỉ nhìn vào thu nhập ròng có thể hiểu sai lợi nhuận của công ty là sự gia tăng việc bán hàng hóa và dịch vun của công ty.

Đó chính là một vài thông tin chia sẻ xoay quanh vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm chính là lợi nhuận gộp là gì. Để tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức trong kinh doanh, cũng như phương cách giúp doanh nghiệp phát triển tốt nhất, hãy truy cập ngay vào website https://cafekinhdoanh.net/ để biết thêm chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *