B2E là gì? Cách hoạt động và tầm quan trọng của mô hình thương mại điện tử B2E

B2E là gì?

Các doanh nghiệp ngày nay nhất là trong lĩnh vực thương mại kinh doanh luôn muốn thúc đẩy mối quan hệ bền chặt với khách hàng (B2C) và doanh nghiệp khác (B2B). Nhưng trong khi các doanh nghiệp tăng cường tập trung vào trải nghiệm khách hàng và đối tác, một đối tượng đáng chú ý của công ty thường bị bỏ quên, đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên. Hãy cùng Cafe Kinh Doanh tìm hiểu mô hình B2E là gì, hoạt động và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp nhé.

B2E là gì?

Business-to-employee (B2E) là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người lao động. Mô hình B2E đề cập đến các chiến lược được thực hiện bởi một công ty tập trung vào người lao động trong công ty hay còn gọi là nhân viên. Một chiến lược B2E như vậy có thể bao gồm mọi thứ từ thu hút, tuyển dụng, đào tạo, giới thiệu, trao quyền và giữ chân nhân viên, cũng như cung cấp các giải pháp và quyền truy cập vào các công cụ hoặc phần mềm thiết yếu. Về cơ bản, các doanh nghiệp công ty luôn muốn thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất. Do đó, họ phải cung cấp cho nhân viên những công cụ và nguồn lực tốt nhất.

Nói ngắn gọn hơn, B2E là mô hình thương mại điện tử giúp liên kết doanh nghiệp với nhân viên của họ.

Phân biệt mô hình B2E và mạng nội bộ

B2E và mạng nội bộ nghe có vẻ giống nhau, nhưng trên thực tế, mỗi loại đều phục vụ với mục đích riêng của nó. Mạng nội bộ có xu hướng được thiết kế để phục vụ nhu cầu của một tổ chức nói chung. Mặt khác, các cổng đặc biệt đặt nhu cầu của từng cá nhân lên hàng đầu và có thể được tùy chỉnh để giúp người dùng cá nhân điều hướng và tương tác dễ dàng hơn.

Cổng thông tin tồn tại dưới dạng trang chủ hoặc máy tính để bàn mà mọi người trong công ty có thể sử dụng. Nó có thể tùy chỉnh và bao gồm thông tin và dữ liệu cụ thể của công ty. Mục đích của cổng thông tin là sắp xếp thông tin, tăng hiệu quả và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời hơn cho nhân viên.

Một số đặc điểm, tính năng cụ thể của mô hình B2E bao gồm:

  • Một đường dẫn URL để mọi người trong công ty truy cập vào cổng thông tin và sử dụng
  • Tin tức của công ty, các cuộc họp, lịch và các thông tin cụ thể khác của công ty
  • Tiềm năng phát triển, nâng cấp cho các nhân viên cụ thể
  • Các tài liệu và thông tin do nhân viên xác định
  • Các giải pháp phần mềm của công ty, bao gồm mọi hệ thống ERP, CRM hoặc các công cụ thiết yếu khác
  • Một danh sách các tổ chức và nhân viên cụ thể.
Mô hình B2E
Mô hình thương mại điện tử B2E

Cách thức hoạt động của mô hình thương mại điện tử B2E là gì

Mô hình B2E gồm 2 ứng dụng chính là ứng dụng hỗ trợ và ứng dụng thực tế.

Ứng dụng hỗ trợ của mô hình B2E được áp dụng rất phổ biến cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như quản lý bảo hiểm trực tuyến, thông báo thông tin trong nội bộ, quản lý các yêu cầu, báo cáo quyền lợi, chế độ với nhân viên,… Ứng dụng thực tế cũng được rất nhiều doanh nghiệp, công ty lớn áp dụng để quản lý và kết nối với nhân viên của họ như Coca Cola, Southwest Airlines, Sephora hay Ford Motor,..

Dưới đây là ví dụ về các doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình B2E và ưu tiên trải nghiệm của nhân viên:

  • Southwest Airlines: Công ty tự hào về lợi nhuận tăng trưởng hàng năm chia sẻ rằng: “Bí quyết thực sự mang tới thành công cho Southwest là có một trong những đội ngũ nhân viên làm việc tốt và năng suất cao nhất trên thế giới”. Nhân viên được thúc đẩy bởi sự công bằng nói rằng: “Chúng tôi muốn phúc lợi của bạn gắn liền với phúc lợi của công ty bởi vì suy cho cùng, bạn là công ty.”
  • Sephora: Sephora cung cấp cho nhân viên của mình những công nghệ, phần mềm có thể tùy chỉnh, cập nhật. Từ đó, nó giúp nhân viên phản hồi và ý kiến một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tầm quan trọng của mô hình B2E

B2E là yếu tố cần thiết để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho nhân viên. Thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng mức độ hài lòng của khách hàng mà còn là mức độ hài lòng của nhân viên. Không như khách hàng, nhân viên bị mắc kẹt với phần mềm và công nghệ do công ty cung cấp. Còn khách hàng, họ có thể chọn hợp tác với một công ty khác nếu họ không thích giao diện được sử dụng của công ty đó.

Sự hài lòng của nhân viên là một trong những điều quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Nếu nhân viên không hài lòng hay khó chịu với các công cụ của công ty. Điều này có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến việc giữ chân nhân viên. Sự hài lòng cao hơn chắc chắn sẽ làm năng suất công việc cao hơn, mang về doanh thu nhiều hơn cho doanh nghiệp. Giữ chân nhân viên là vấn đề cực kỳ quan trọng vì thay đổi nhân viên nhiều, liên tục sẽ làm mất thời gian, chi phí, tiến độ công việc và làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Nó cũng làm giảm tinh thần, hiệu suất của công ty và có thể gây khó khăn, trở ngại cho việc tiếp tục duy trì hoạt động.

Trải nghiệm của nhân viên không chỉ là việc giữ chân nhân viên mà còn thu hút khích lệ họ. Do đó, các công ty nên làm mọi thứ trong khả năng của mình để tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên như tăng lương, thưởng, chế độ đãi ngộ, tổ chức event, teambuilding, du lịch định kỳ. Ưu tiên nhân viên biến họ thành đại sứ cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn.

Hãy chăm sóc nhân viên của bạn và họ sẽ chăm sóc công ty của bạn!

Kết luận: Vậy là qua bài viết bạn đã nắm được phần nào B2E là gì, cách hoạt động cũng như tầm quan trọng của mô hình B2E đối với sự thành công của doanh nghiệp phải không nào. Nếu như bạn thấy bài viết có sai xót hay thắc mắc nào đó cần giải đáp, vui lòng để lại phản hồi bên dưới nhé.